Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Phát triển kinh tế số Việt Nam thời kỳ đại dịch COVID-19: Thực trạng và giải pháp
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết sẽ tóm lược một số khái niệm căn bản về kinh tế số, phân tích ngắn gọn tình hình kinh tế Việt Nam và thực trạng phát triển kinh tế số Việt Nam trong thời kỳ COVID-19, và đề xuất một số kiến nghị nhằm phát triển kinh tế số tại Việt Nam trong bối cảnh mới. | KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 12. PHÁT TRIỂN KINH TẾ SỐ VIỆT NAM THỜI KỲ ĐẠI DỊCH COVID-19 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TS. Đặng Thị Hoài ThS. Tống Thế Sơn Tóm tắt COVID-19 đã khiến cho nền kinh tế toàn cầu suy giảm nghiêm trọng tác động mạnh mẽ và sâu rộng đến toàn bộ các ngành khu vực và các đối tượng khác nhau. Trong bối cảnh đó kinh tế truyền thống đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng và tầm quan trọng của kinh tế số ngày càng được khẳng định. Việt Nam là một quốc gia vừa thoát khỏi nhóm các nước thu nhập thấp nhưng lại thành công trong chống dịch COVID-19. Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức để kinh tế Việt Nam nói chung và kinh tế số Việt Nam nói riêng phát triển trong thời gian tới. Bài viết sẽ tóm lược một số khái niệm căn bản về kinh tế số phân tích ngắn gọn tình hình kinh tế Việt Nam và thực trạng phát triển kinh tế số Việt Nam trong thời kỳ COVID-19 và đề xuất một số kiến nghị nhằm phát triển kinh tế số tại Việt Nam trong bối cảnh mới. Từ khóa COVID-19 giải pháp Kinh tế số Việt Nam thực trạng ĐẶT VẤN ĐỀ Trong bối cảnh của sự phát triển khoa học công nghệ trên toàn cầu phát triển kinh tế số là một xu hướng quan trọng của mỗi quốc gia. Năm 2020 đại dịch COVID-19 đã khiến cho nền kinh tế toàn cầu suy giảm nghiêm trọng tác động mạnh mẽ và sâu rộng đến toàn bộ các ngành khu vực và các đối tượng khác nhau. Dịch COVID-19 càng khiến cho sự quan tâm của Chính phủ và doanh nghiệp đối với kỹ thuật số mạnh mẽ hơn. Trong bối cảnh đó Kinh tế không tiếp xúc ngày càng nở rộ thúc đẩy và tạo điều kiện cho nền kinh tế số phát triển. Toàn văn Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã nêu rõ nắm bắt thuận lợi thời cơ vượt qua khó khăn thách thức nhất là tác động nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu do COVID-19 định hướng phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 - 2025 về kinh tế kinh tế số đạt 20 GDP. Việt Nam hiện nay đang đứng ở vị trí thứ 48 60 quốc gia có tốc độ chuyển đổi số nhanh nhất thế giới đồng thời đứng ở vị trí thứ 22 về phát triển số hóa .