Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Côn Đảo bây giờ
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Côn Đảo là huyện đảo của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, cách đất liền khỏang 117 hải lý, có đảo lớn nhất là Côn Sơn và nhiều hòn đảo nhỏ lân cận như Tài nhỏ, Tài lớn, Trác nhỏ, Trác lớn, hòn Bà, hòn Bảy Cạnh.; các mũi Cá Mập, mũi Chim chim, mũi Việt Minh. tuyệt đẹp. Đặc biệt, trên hòn Bảy Cạnh có ngọn hải đăng cao vút được xây dựng từ năm 1884 và vẫn họat động tốt trong tầm xa hơn 70km. . | Côn Đảo là huyện đảo của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, cách đất liền khỏang 117 hải lý, có đảo lớn nhất là Côn Sơn và nhiều hòn đảo nhỏ lân cận như Tài nhỏ, Tài lớn, Trác nhỏ, Trác lớn, hòn Bà, hòn Bảy Cạnh.; các mũi Cá Mập, mũi Chim chim, mũi Việt Minh. tuyệt đẹp. Đặc biệt, trên hòn Bảy Cạnh có ngọn hải đăng cao vút được xây dựng từ năm 1884 và vẫn họat động tốt trong tầm xa hơn 70km. Côn Đảo có hình thể rất giống một con trâu, không phải trâu nước mà là lọai trâu cày ruộng của nhà nông. Lưng trâu xoay về cửa sông Hậu, bụng trâu là vùng mặt tiền của thị trấn, nhìn ra biển đông. Cổ là vùng Cỏ Ống, giáp vịnh Đông Bắc. Đầu là vùng Đầm Tre. Hai chân trước là mũi Cỏ Ống và mũi Lò Vôi. Hai chân sau vươn ra mũi Cá Mập và hòn Bà, có tổng diện tích 78km2. Đỉnh cao nhất của Côn Đảo là núi Thánh Giá cao 577m, với hơn 100ha là đất thổ cư mà ngày xưa gần 30 ha dành cho nhà tù đày ải tù nhân. Thời cao điểm bọn thực dân Pháp đã giam ở đây hơn 12000 tù chính trị, dù dưới thời Pháp hay Mỹ thì Côn Đảo là nơi đặc biệt dành để giam giữ tù nhân với hệ thống nhà tù khét tiếng tàn bạo như chuồng cọp, chuồng bò và các hình thức tra tấn, đầy ải và giết chóc một cách tàn nhẫn nhất. "Địa ngục trần gian" chính là Côn Đảo, nơi có biết bao nhiêu người đã anh dũng chiến đấu ngoan cường và hy sinh "quyết tử cho tổ quốc quyết sinh", với biết bao anh hùng dân tộc: Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Tôn Đức Thắng, Phạm Văn Đồng, Trần Huy Liệu, Lê Duẫn, Nguyễn Văn Linh, Võ Thị Sáu. và nhiều chiến sĩ đã nằm xuống vẫn chưa tìm được danh tánh tại nghĩa trang Hàng Dương, Hàng Keo.