Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Dự thảo tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học môi trường: Nghiên cứu cơ chế chuyển hóa và đánh giá nguy cơ rủi ro sức khỏe của asen và cadimi trong nuôi trồng thủy sản có sử dụng nước thải đô thị tại Hà Nội
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Mục tiêu nghiên cứu của luận án là đánh giá nguồn, dạng tồn tại và sự phân bố của asen và cadimi trong hệ thống ao nuôi cá sử dụng nước thải đô thị và đánh giá lượng hóa rủi ro đối với sức khỏe hệ sinh thái và sức khỏe con người từ đó đưa ra những đề xuất phù hợp để đảm bảo an toàn cho người sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. | ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN LÊ THÁI HÀ NGHIÊN CỨU CƠ CHẾ CHUYỂN HÓA VÀ ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ RỦI RO SỨC KHỎE CỦA ASEN VÀ CADIMI TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CÓ SỬ DỤNG NƢỚC THẢI ĐÔ THỊ TẠI HÀ NỘI Chuyên ngành Khoa học môi trường Mã số 62440301 DỰ THẢO TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG 1 Hà Nội - 2017 Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Đại học Quốc gia Hà Nội Người hướng dẫn khoa học 1. PGS.TS. Nguyễn Thị Hà 2. TS. Từ Hải Bằng Phản biện 1 . Phản biện 2 . Phản biện 3 . Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận án Tiến sĩ cấp Đại học Quốc gia tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội vào hồi .giờ . ngày tháng .năm . Có thể tìm hiểu Luận án Tiến sĩ tại - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Trung tâm thông tin Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội 2 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của nghiên cứu Việc sử dụng nguồn nước thải có nồng độ kim loại nặng và á kim cao có thể gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ người sử dụng nguồn thực phẩm này thông qua chuỗi thức ăn như cá rau trong ao Järup L 2003 . Các dạng tồn tại về mặt vật lý hóa học có thể của các thành phần kim loại trong ao nuôi có làm tăng mức độ nguy hại hoặc giảm bớt nguy hại cho hệ thống. Ngoài ra sự phân bố của các chất ô nhiễm vào các thành phần môi trường trong ao cũng ảnh hưởng đến nguy cơ lan truyền và gây tác động. Ví dụ như với sự hấp phụ lên bề mặt của các hạt lơ lửng trong nước sẽ khiến cho các yếu tố độc hai sẽ thâm nhập vào một số loại cá nuôi trong ao thông qua thức ăn do cá sử dụng các hạt lơ lửng làm thức ăn Craggs 2005 . Mặt khác nếu sự sa lắng của các chất xuống lớp bùn đáy là cơ chế chuyển hóa chính trong hệ thống thì nồng độ các chất độc hại trong ao sẽ bị giảm xuống do đã được giữ lại phần lớn trong lớp bùn đáy tuy nhiên nếu sử dụng lớp bùn đáy này để làm phân bón thì có thể sẽ phát tán các thành phần độc hại ra môi trường bên ngoài và cũng có thể gây hại cho sức khỏe con người do thâm nhập qua cây trồng. Đã