Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Quan hệ phối hợp giữa quyền hành pháp và quyền tư pháp trong kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Mục đích nghiên cứu của Luận án này nhằm xây dựng cơ sở khoa học nhằm đề xuất các giải pháp tăng cường quan hệ phối hợp giữa quyền hành pháp và quyền tư pháp trong kiểm soát QLNN ở Việt Nam hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo! | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN HỮU CHÍNH QUAN HỆ PHỐI HỢP GIỮA QUYỀN HÀNH PHÁP VÀ QUYỀN TƯ PHÁP TRONG KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM Chuyên ngành Quản lý công Mã số 9 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI 2020 Công trình được hoàn thành tại HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học 1. PGS.TS. Lê Thị Hương 2. PGS. TS. Nguyễn Tất Viễn Phản biện 1 . Phản biện 2 . Phản biện 3 . Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện Địa điểm Phòng .tầng .nhà Học viện Hành chính Quốc gia Số 77 - Đường Nguyễn Chí Thanh - Quận Đống Đa - Hà Nội Thời gian Vào hồi.giờ.ngày.tháng.năm. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quyền lực nhà nước QLNN vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực. Mặt tích cực đó là QLNN có sức mạnh bảo đảm hoạt động hướng đích của xã hội giải quyết các mâu thuẫn xã hội phục vụ lợi ích của cộng đồng và của mỗi cá nhân. Mặt tiêu cực là QLNN có khuynh hướng lộng quyền và lạm quyền. Khuynh hướng đó là biểu hiện của sự tha hoá QLNN trong quá trình vận động và phát triển. Khi QLNN bị tha hóa thì đều dẫn đến những hậu quả tai hại mà người phải gánh chịu chính là Nhân dân - chủ nhân đích thực của QLNN. Theo sử gia Lord Acton 1834-1902 Quyền lực có xu hướng hủ hóa quyền lực tuyệt đối có xu hướng hủ hóa tuyệt đối . Nhà nước là chủ thể nắm giữ quyền lực to lớn nhất với phạm vi quản lý rộng khắp các lĩnh vực cùng các loại nguồn lực dồi dào của xã hội. Điều này tạo ra nguy cơ nhà nước có thể vượt quá các phạm vi giới hạn mà nhân dân giao cho và sự lạm dụng quyền lực nằm ngay bên trong nhà nước chứ không phải từ bên ngoài tác động vào. Do tính chất đặc biệt của QLNN như vậy nên ngay từ khi ra đời cho tới nay vấn đề kiểm soát QLNN được đặt ra với những phương thức và thiết chế khác nhau. Nhân loại bằng kinh nghiệm lịch sử đầy máu và nước mắt của mình đã hiểu ra rằng QLNN phải được kiểm soát hơn thế nữa phải được kiểm soát chặt chẽ. Nói cách khác QLNN phải có giới hạn và phải bị giới .