Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Công tác xã hội với trẻ em trong gia đình sau li hôn tại quận Kiến An - thành phố Hải Phòng

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Luận văn tiến hành nghiên cứu lí luận và thực trạng về những khó khăn của trẻ em trong những gia đình sau li hôn, nguyên nhân, hệ quả và những vấn đề đặt ra hiện nay. Áp dụng công tác xã hội cá nhân vào việc hỗ trợ trẻ em sống trong gia đình sau li hôn. Từ đó đề xuất những biện pháp can thiệp hỗ trợ giúp trẻ em có cuộc sống ổn định, hạnh phúc sau khi cha mẹ li hôn. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG TẠ THỊ NGÂN - C00732 CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI TRẺ EM TRONG GIA ĐÌNH SAU LI HÔN TẠI QUẬN KIẾN AN -THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI Chuyên ngành Công tác xã hội Mã số 876.01.01 Người hướng dẫn khoa học TS. Nguyễn Thị Hải HÀ NỘI 2018 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Khi sinh con ra cha mẹ nào cũng mong cho con mình có một cuộc sống hạnh phúc bình an muốn con mình có thể vươn lên đầy sức sống dưới sự chăm sóc yêu thương của cha của mẹ. Thế nhưng điều mong ước đó lại bị chính bản thân người cha người mẹ phá vỡ vì một lý do của cá nhân hai người và kết quả của hành động đó lại để lại một vết thương rất sâu trong lòng những đứa con mà mình yêu thương. Khi bố mẹ li dị đứa trẻ buộc phải sống với một trong hai người. Dù ở vào lứa tuổi nào đứa con cũng sẽ có cảm giác mất mát và thiếu thốn về mặt chăm sóc tinh thần. Tệ hơn bé có thể cảm thấy bị ruồng bỏ nếu người bố hoặc mẹ còn lại không thường xuyên ghé thăm hỏi han. Những trò chơi hay thói quen trước đây với bố hoặc mẹ sẽ không còn nữa thay vào đó sẽ là một cảm giác trống vắng và hụt hẫng trong tâm hồn non nớt của trẻ. Từ đó dẫn đến sự mất cân đối trong tiến trình phát triển tâm lý của con cái. Không chỉ đơn thuần là người chồng hoặc vợ dọn ra khỏi ngôi nhà chung mà cảm giác an toàn vỗ về yêu thương cũng rủ nhau dọn ra khỏi cõi lòng đang yên bình của các con. Với nhiều gia đình sự kiện li hôn có thể kéo theo việc bé con phải chuyển chỗ ở hoặc nơi học hành. Nếu bé may mắn không phải chuyển trường và làm quen lại thầy cô bạn bè mới thì những trêu ghẹo vô ý từ bạn cùng lứa về tình trạng thiếu cha hoặc vắng mẹ có thể làm trẻ sợ đến trường. Ngoài ra những môn học có thể tham vấn ý kiến từ bố hoặc mẹ như trước đây cũng bị gián đoạn càng làm cho tình hình học hành của bé thêm phần nghiêm trọng. Gia đình và trẻ em là đối tượng thường trực của Công tác xã hội. Công tác xã hội nhấn mạnh tầm quan trọng của gia đình trong việc uốn nắn những lệch chuẩn và các yếu tố

TÀI LIỆU LIÊN QUAN