Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Để trả lời trôi chảy trong buổi phỏng vấn tuyển dụng
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Nhiều người tỏ ra rất e dè khi bước vào vòng phỏng vấn trực tiếp. Và thế là họ bị nhà tuyển dụng bắt bí liên tục bởi những câu hỏi tới tấp. Xin giới thiệu với bạn những câu hỏi cơ bản mà hầu như trong cuộc phỏng vấn trực tiếp nào nhà tuyển dụng cũng đưa ra để bạn biết cách mà "bài binh bố trận". 1. Bạn hãy giới thiệu về bản thân mình Đây là câu hỏi kinh điển và cực kỳ quen thuộc | Đê trả lời trôi chảy trong buổi phỏng vấn tuyên dụng Nhiều người tỏ ra rất e dè khi bước vào vòng phỏng vấn trực tiếp. Và thế là họ bị nhà tuyển dụng bắt bí liên tục bởi những câu hỏi tới tấp. Xin giới thiệu với bạn những câu hỏi cơ bản mà hầu như trong cuộc phỏng vấn trực tiếp nào nhà tuyển dụng cũng đưa ra để bạn biết cách mà bài binh bố trận . 1. Bạn hãy giới thiệu về bản thân mình Đây là câu hỏi kinh điển và cực kỳ quen thuộc. Câu hỏi này thường mở đầu cho cuộc phỏng vấn. Hãy nắm ngay cơ hội này để giới thiệu về những khả năng thói quen tốt trong nghề nghiệp của bạn. Hãy tập trung hướng câu nói của bạn vào công việc và những việc liên quan đến nghề nghiệp. Đừng làm mất thời gian của nhà tuyển dụng bằng cách dài dòng tôi năm nay X tuổi sinh ra tại tỉnh Y tốt nghiệp trường đại học Z. . Những thông tin này đã có trong C.V của bạn. 2. Tại sao bạn nghỉ việc ở công ty cũ Tại sao bạn muốn bỏ công việc hiện tại Hãy cẩn thận. Đừng xem đây là cơ hội để kể tội sếp cũ. Và cũng đừng trả lời đại loại Tôi cần một công việc nhiều tiền hơn . Câu trả lời lý tưởng trong trường hợp này là Tôi muốn tìm kiếm thêm cơ hội phát triển nghề nghiệp của mình . 3. Điểm mạnh của bạn là gì Hãy chỉ ra những điểm tích cực của bạn có liên quan đến công việc bạn muốn xin vào. Đó có thể là những điểm tốt thuộc về chuyên môn hoặc tính cách. 4. Điểm yếu của bạn là gì Mỗi người đều có điểm yếu. Vì thế đừng dành quá nhiều thời gian để nói về điểm yếu của mình nhất là những điểm yếu có liên quan đến công việc. Tốt nhất là bạn nên nói về 1 hoặc 2 điểm yếu vô hại với công việc. Kiểu như Tôi có tính hơi quá cẩn thận. Làm việc gì cũng phải chi li kỹ lưỡng . Với mỗi điểm yếu mà bạn kể ra hãy cho nhà tuyển dụng thấy luôn là bạn đã có sẵn điểm mạnh để khắc phục điểm yếu đó. Kiểu như là Tính tôi quá cẩn thận. Vì thế tôi làm việc hơi chậm. Nhưng bù lại tôi rất nhiệt tình làm thêm giờ và chăm chỉ