Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Lễ hội Phủ Trịnh nhìn từ góc độ văn hóa

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Lễ hội Phủ Trịnh tại xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa là một hình thái thờ cúng tổ tiên kết hợp với các nghi lễ Vương phủ ở TK XVII - XVIII. Hình tượng, biểu tượng văn hóa ở lễ hội chính là những sắc thái nhân văn và công nghiệp của Thế Tổ Minh Khang Thái Vương Trịnh Kiểm và Vương Mẫu ông. Lễ hội Phủ Trịnh còn phản ánh đặc trưng văn hóa của xã hội Việt Nam ở TK XVII - XVIII và giá trị văn hóa truyền thống, mạch nguồn có từ thời trước. | NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI LỄ HỘI PHỦ TRỊNH NHÌN TỪ GÓC ĐỘ VĂN HÓA PGS.TS. Lê Văn Tạo1 Tóm tắt Lễ hội Phủ Trịnh tại xã Vĩnh Hùng huyện Vĩnh Lộc tỉnh Thanh Hóa là một hình thái thờ cúng tổ tiên kết hợp với các nghi lễ Vương phủ ở TK XVII - XVIII. Hình tượng biểu tượng văn hóa ở lễ hội chính là những sắc thái nhân văn và công nghiệp của Thế Tổ Minh Khang Thái Vương Trịnh Kiểm và Vương Mẫu ông. Lễ hội Phủ Trịnh còn phản ánh đặc trưng văn hóa của xã hội Việt Nam ở TK XVII - XVIII và giá trị văn hóa truyền thống mạch nguồn có từ thời trước. Việc phục dựng lễ hội Phủ Trịnh ở thời hiện đại cần hướng đến sự bảo tồn có chọn lọc tạo nên những giá trị điển hình đặc trưng riêng đồng thời đảm bảo cho việc duy trì bền vững lâu dài của lễ hội trong bối cảnh mới. Từ khóa Biểu tượng văn hóa lễ hội Phủ Trịnh bảo tồn phát huy giá trị 1. Dấu tích lịch sử về việc thờ cúng tổ tiên của nhà Trịnh ở TK XVII - XVIII ở Phủ Trịnh Nghè Vẹt Thờ cúng tổ tiên của người Việt có lịch sử từ rất xa xưa có thể khởi thủy từ thời văn hóa Đông Sơn. Đây là một nghi lễ đặc biệt của người sống đối với người đã đi vào cõi linh đồng thời đó còn là một thái độ tri ân đối với bề trên của con cháu trong dòng họ. Khi Nho giáo phát triển việc thờ cúng tổ tiên được đặc biệt chú trọng xem đó là một phần thể hiện ở Hình Nhi Hạ cái tinh thần tư tưởng của Hình Nhi Thượng theo luận thuyết của Nho Giáo. Sách Luận Ngữ viết về hành vi cần có của người làm con là Sinh sự chi dĩ lễ tử táng chi dĩ lễ tế chi dĩ lễ nghĩa là khi cha mẹ còn sống thì lấy lễ mà cung phụng chết thì lấy lễ mà táng lấy lễ mà tế Tuy nhiên cái nghĩa của hai chữ Đạo Hiếu mà Khổng Tử coi trọng là ở tâm ý hơn là hình thức ông cho rằng Phụng hiếu cha mẹ khi còn sống phải khiêm nhường nhẹ nhàng nhẫn nhại can ngăn nếu thấy có trái ý mình dẫu đau đớn nhọc tâm nhưng phận làm con vẫn phải kiệm nhịn không bao giờ được oán giận cha mẹ. Sự phụ mẫu cơ gián kiến chi bất tòng hựu kính bất vi lao nhi bất oán và Lễ dữ kỳ xa dã ninh kiệm Tang dữ kỳ dị dã ninh thích 2 tức Lễ