Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Khát vọng canh tân đất nước và năng lực tổ chức hoạt động văn hóa – xã hội của Nhất Linh
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết này tìm hiểu các hoạt động về văn hóa và cải cách xã hội của Nhất Linh để thấy được năng lực của ông trong việc hiện thực hóa khát vọng canh tân của mình. Với bài viết này, chúng tôi muốn góp thêm một tiếng nói khẳng định những đóng góp của Nhất Linh không chỉ trong văn học mà còn cả trong văn hóa và những cải cách xã hội. | TẠP CHÍ KHOA HỌC HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH JOURNAL OF SCIENCE Tập 18 Số 1 2021 21-29 Vol. 18 No. 1 2021 21-29 ISSN 1859-3100 Website http journal.hcmue.edu.vn Bài báo nghiên cứu KHÁT VỌNG CANH TÂN ĐẤT NƯỚC VÀ NĂNG LỰC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA XÃ HỘI CỦA NHẤT LINH Nguyễn Thị Hoàng Mai Trường Phổ thông Năng khiếu Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh Việt Nam Tác giả liên hệ Nguyễn Thị Hoàng Mai Email hoangmaiptnk@yahoo.com.vn Ngày nhận bài 10-11-2020 ngày nhận bài sửa 10-01-2021 ngày duyệt đăng 18-01-2021 TÓM TẮT Nhất Linh là nhà văn có nhiều đóng góp cho sự phát triển của văn học Việt Nam. Với việc sáng lập nhóm Tự Lực văn đoàn ông là một trong những người đã góp phần thúc đẩy và hoàn tất quá trình hiện đại hóa nền văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX đặc biệt là ở thể loại tiểu thuyết. Tuy nhiên không chỉ dừng lại ở việc hiện đại hóa văn học Nhất Linh còn có khát vọng canh tân văn hóa canh tân đất nước. Bài viết này tìm hiểu các hoạt động về văn hóa và cải cách xã hội của Nhất Linh để thấy được năng lực của ông trong việc hiện thực hóa khát vọng canh tân của mình. Với bài viết này chúng tôi muốn góp thêm một tiếng nói khẳng định những đóng góp của Nhất Linh không chỉ trong văn học mà còn cả trong văn hóa và những cải cách xã hội. Từ khóa Nhất Linh canh tân văn hóa Phong hóa 1. Đặt vấn đề Tên tuổi Nhất Linh Nguyễn Tường Tam 1906 1963 gắn liền với những gì sáng giá nhất của văn hóa văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX. Trí tài tâm của con người đa diện này thể hiện sắc nét trong cả luận thuyết lẫn hoạt động văn hóa chính trị xã hội. Vào giữa thế kỉ XIX khi người Pháp đặt chân đến Việt Nam những trí thức Nho học của Việt Nam bấy giờ đã thấy được sự lạc hậu của dân tộc mình trước một quốc gia phương Tây văn minh và phát triển. Họ hiểu đây sẽ là nguyên nhân khiến chúng ta không thể đối đầu với phương Tây và như thế nguy cơ mất nước ngày càng cao. Để khắc phục điều này một trong những việc cần phải làm là canh tân đất .