Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu đặc điểm sinh thái của loài Voọc bạc Đông Dương (Trachypithecus germaini Milne-Edwards, 1876) tại khu vực núi đá vôi Chùa Hang, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Đề tài nghiên cứu đặc điểm sinh thái của VBĐD tại khu vực núi đá vôi Chùa Hang, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang làm cơ sở khoa học cho việc bảo tồn loài này tại hệ sinh thái núi đá vôi duy nhất phía Nam, Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ----------------------------- LÊ HỒNG THÍA NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI CỦA VOỌC BẠC ĐÔNG DƯƠNG TRACHYPITHECUS GERMAINI Milne- Edwards 1876 TẠI NÚI ĐÁ VÔI CHÙA HANG HUYỆN KIÊN LƯƠNG TỈNH KIÊN GIANG Chuyên ngành Sinh thái học Mã số 9 42 01 20 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC Tp. Hồ Chí Minh Năm 2019 Công trình được hoàn thành tại Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Người hướng dẫn khoa học 1 GS.TS. Herbert Hadley Covert Người hướng dẫn khoa học 2 TS. Hoàng Minh Đức Phản biện 1 Phản biện 2 Phản biện 3 Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp Học viện họp tại Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vào hồi giờ ngày tháng năm 2019 Có thể tìm hiểu luận án tại - Thư viện Học viện Khoa học và Công nghệ - Thư viện Quốc gia Việt Nam 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận án Voọc bạc Đông Dương VBĐD Trachypithecus germaini là một trong 12 loài thuộc nhóm khỉ ăn lá ở Việt Nam được xếp vào bậc EN Endangered - loài nguy cấp trong danh mục các loài bị đe dọa của IUCN. VBĐD được xem là loài linh trưởng đại diện cho khu vực phía tây sông Mê Kông. Ghi nhận năm 2015 tổng số có 362-406 cá thể được xác định tại 6 địa điểm thuộc 3 tỉnh An Giang Kiên Giang và Cà Mau trong đó quần thể tại khu vực núi đá vôi Kiên Lương Kiên Giang hệ sinh thái đá vôi duy nhất ở phía Nam Việt Nam chiếm số lượng nhiều nhất với 286 cá thể. Mặc dù vậy quần thể VBĐD tại khu vực này đang đối mặt với nguy cơ bị suy giảm mạnh về số lượng do rất nhiều các tác động tiêu cực nghiêm trọng nhất là hoạt động khai thác ồ ạt đá vôi từ các núi đá vôi trong khu vực để làm xi măng đang làm mất dần sinh cảnh sống của voọc hoạt động săn bắt của con người để làm thuốc vật cảnh và buôn bán. Bên cạnh đó chính quyền địa phương chưa có nhiều những hoạt động cụ thể trong việc bảo tồn quần thể VBĐD ngoại trừ những khảo sát ghi nhận .