Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Đặc điểm sinh học và sinh thái học của loài bồ cu vẽ (Breynia fruticosa (L.) Hook.f.) và dé mũi (Breynia rostrata Merr.) tại Vườn Quốc gia Tam Đảo

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Việc nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học của loài Breynia fruticosa và loài Breynia rostrata tại VQG Tam Đảo là cần thiết, góp phần bổ sung dữ liệu về các loài này, đồng thời làm cơ sở cho những nghiên cứu tiếp theo trong bảo tồn và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên cây thuốc này. | Nghiên cứu khoa học công nghệ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ SINH THÁI HỌC CỦA LOÀI BỒ CU VẼ Breynia fruticosa L. Hook.f. VÀ DÉ MŨI Breynia rostrata Merr. TẠI VƯỜN QUỐC GIA TAM ĐẢO TRẦN THỊ THANH HƯƠNG I. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong hệ thực vật Việt Nam Thầu dầu Euphorbiaceae là một trong các họ có số loài đa dạng và phong phú nhất với nhiều loài cây kinh tế cây thuốc có giá trị. Đến nay đã thống kê được khoảng 75 loài thuộc 30 chi thuộc họ này được sử dụng làm thuốc trong y học dân tộc ở nhiều địa phương trên cả nước 7 . Trong đó riêng chi Bồ cu vẽ Breynia ở Việt Nam hiện tại đã ghi nhận được khoảng 15 loài 8 . Loài Bồ cu vẽ Breynia fruticosa L. Hook.f. và loài Dé mũi Breynia rostrata Merr. thuộc chi Breynia được biết đến không chỉ do phân bố rộng mà còn do có nhiều giá trị y dược. Ở nhiều nước đã có những nghiên cứu về đặc điểm sinh học sinh thái học của loài cây này trong quá trình nghiên cứu sử dụng và bảo tồn nguồn tài nguyên cây thuốc tại chỗ 1 2 5 . Tuy vậy ở Việt Nam những nghiên cứu tương tự còn hạn chế chủ yếu mới chỉ tập trung vào khảo sát mô tả chi Breynia 6 8 . Tam Đảo là Vườn quốc gia VQG có hệ thực vật rất phong phú và đa dạng với hơn 1.400 loài thuộc 741 chi trong 219 họ của 6 ngành thực vật nhiều loài trong số đó có giá trị kinh tế cao 4 . Đây cũng chính là một trong những khu phân bố của chi Breynia với hơn 50 tổng số loài Breynia đã phát hiện ở Việt Nam. Vì vậy việc nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh thái học của loài Breynia fruticosa và loài Breynia rostrata tại VQG Tam Đảo là cần thiết góp phần bổ sung dữ liệu về các loài này đồng thời làm cơ sở cho những nghiên cứu tiếp theo trong bảo tồn và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên cây thuốc này. II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phương pháp thu thập số liệu Phỏng vấn nhằm thu thập thông tin về đặc điểm phân bố đặc điểm hình thái vật hậu loài thời gian của quá trình sinh trưởng phát triển như Nảy chồi ra hoa quả chín. Điều tra được thực hiện theo tuyến. Dựa vào bản đồ hiện trạng rừng đã tiến hành lập 4 tuyến điều tra đi qua

TÀI LIỆU LIÊN QUAN