Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Thực trạng và một số yếu tố ảnh hướng tới rối nhiễu cảm xúc ở học sinh trung học cơ sở
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết này được thực hiện dựa trên kết quả nghiên cứu của đề tài: “Nghiên cứu rối nhiễu cảm xúc và cơ chế ứng phó ở học sinh trung học cơ sở” được triển khai bởi nhóm nghiên cứu của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn - Đại học Quốc gia Hà Nội với 466 học sinh Trung học cơ sở (THCS) tại Hà Nội và Hải Phòng thông qua các phương pháp: điều tra bằng bảng hỏi; trắc nghiệm, thang đo và phỏng vấn sâu | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI 10.18173 2354-1067.2016-0040 Social Sci. 2016 Vol. 61 No. 2A pp. 128-135 This paper is available online at http stdb.hnue.edu.vn THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỚNG TỚI RỐI NHIỄU CẢM XÚC Ở HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ Nguyễn Thị Ánh Nguyệt Khoa Công tác Xã hội Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Bài viết này được thực hiện dựa trên kết quả nghiên cứu của đề tài Nghiên cứu rối nhiễu cảm xúc và cơ chế ứng phó ở học sinh trung học cơ sở được triển khai bởi nhóm nghiên cứu của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn - Đại học Quốc gia Hà Nội với 466 học sinh Trung học cơ sở THCS tại Hà Nội và Hải Phòng thông qua các phương pháp điều tra bằng bảng hỏi trắc nghiệm thang đo và phỏng vấn sâu. Bài viết tập trung làm rõ 1 thực trạng học sinh THCS gặp vấn đề về rối nhiễu cảm xúc và 2 ảnh hướng của các yếu tố đặc điểm tâm lí cá nhân việc học tập và các mối quan hệ sự quan tâm chia sẻ giữa cha mẹ và con cái và ứng xử của cha mẹ khi con có dấu hiệu cảm xúc bất thường đối với rối nhiễu cảm xúc của trẻ vị thành niên. Từ khóa Rối nhiễu cảm xúc yếu tố ảnh hưởng rối nhiễu cảm xúc học sinh trung học cơ sở. 1. Mở đầu Lứa tuổi học sinh trung học cơ sở có một vị trí đặc biệt và tầm quan trọng to lớn trong thời kì phát triển của trẻ em vì đây là thời kì chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang tuổi trưởng thành. Ngoài những biến đổi về mặt sinh học của tuổi dậy thì các em cũng có những thay đổi về mặt tâm lí và sự thay đổi về các quan hệ xã hội nhằm đáp ứng những nhiệm vụ của sự phát triển. Các em gặp rất nhiều khó khăn về học tập về các quan hệ học đường quan hệ xã hội về tâm lí cá nhân mà trong đó khả năng làm chủ cảm xúc của bản thân là một khó khăn rất đặc trưng ở lứa tuổi này. Ở nước ngoài vấn đề nghiên cứu cảm xúc ở trẻ em thanh thiếu niên đã và đang thu hút nhiều công trình nghiên cứu với quy mô khác nhau. Các nghiên cứu ở Anh năm 2000 chỉ ra tỉ lệ chung trẻ em và vị thành niên từ 4 đến 18 tuổi trong cộng đồng có rối loạn tâm thần mental disorders vào .