Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Nghiên cứu cấu trúc trộn mã ngôn ngữ Việt - Anh trong giao tiếp trao đổi mua bán của tiểu thương chợ Bến Thành, tp. Hồ Chí Minh
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết tiến hành nghiên cứu cấu trúc pha trộn ngôn ngữ Anh-Việt trong giao tiếp trao đổi mua bán của các tiểu thương chợ Bến Thành, Thành phố Hồ Chí Minh nhằm tìm ra những đặc điểm hình thái của ngôn ngữ pha trộn này ở một nhóm đối tượng giao tiếp nhất định là các tiểu thương trong hoạt động trao đổi thương mại. Từ đó, bài viết nhằm củng cố thêm lí thuyết về trộn mã từ thực tiễn ngôn ngữ tiếng Việt. | NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC TRỘN MÃ NGÔN NGỮ VIỆT- ANH TRONG GIAO TIẾP TRAO ĐỔI MUA BÁN CỦA TIỂU THƯƠNG CHỢ BẾN THÀNH TP. HỒ CHÍ MINH Trần Thị Phương Lý Cao Kim Vy Trường Đại học Sài Gòn Nhận bài 05 03 2020 Hoàn thành phản biện 31 03 2020 Duyệt đăng 28 04 2020 Tóm tắt Tiếp xúc ngôn ngữ là một trong những hiện tượng phổ biến trong lịch sử phát triển của các ngôn ngữ trên thế giới. Kết quả của quá trình tiếp xúc giữa hai ngôn ngữ là sự nảy sinh các hiện tượng giao thoa ngôn ngữ và lai tạp ngôn ngữ. Hiện tượng pha trộn ngôn ngữ hay còn gọi là hiện tượng lai tạp ngôn ngữ là một trong những vấn đề thú vị được khá nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ xã hội học quan tâm. Trong bài viết này chúng tôi tiến hành nghiên cứu cấu trúc pha trộn ngôn ngữ Anh-Việt trong giao tiếp trao đổi mua bán của các tiểu thương chợ Bến Thành Thành phố Hồ Chí Minh nhằm tìm ra những đặc điểm hình thái của ngôn ngữ pha trộn này ở một nhóm đối tượng giao tiếp nhất định là các tiểu thương trong hoạt động trao đổi thương mại. Từ đó bài viết nhằm củng cố thêm lí thuyết về trộn mã từ thực tiễn ngôn ngữ tiếng Việt. Từ khóa Tiếp xúc ngôn ngữ pha trộn ngôn ngữ cấu trúc ngôn ngữ Anh-Việt 1. Mở đầu Tiếp xúc ngôn ngữ được hiểu là sự tác động qua lại giữa hai hoặc nhiều ngôn ngữ tạo nên ảnh hưởng đối với cấu trúc và vốn từ của một hay nhiều ngôn ngữ. Những điều kiện xã hội của sự tiếp xúc ngôn ngữ được quy định bởi nhu cầu cần thiết phải giao tiếp lẫn nhau giữa những thành viên thuộc các nhóm dân tộc và ngôn ngữ do những nhu cầu về kinh tế chính trị văn hoá xã hội v.v. thúc đẩy Jarceva V.N 1990 p.3-10 . Đó là hiện tượng các ngôn ngữ cùng tồn tại trong một cộng đồng với các thành viên sử dụng chúng trong giao tiếp và do đó giữa chúng có ảnh hưởng lẫn nhau tạo ra các hệ quả về ngôn ngữ. Khang N.V. 2012 p.146 . Tiếp xúc ngôn ngữ làm xuất hiện xu hướng đan xen các yếu tố cấu trúc vốn từ của cả hai ngôn ngữ để giao tiếp dẫn đến hiện tượng trộn mã và chuyển mã ngôn ngữ. Có thể thấy rằng trong xã hội đa ngữ như ngày nay trộn .