Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Quan hệ kinh tế trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc nửa đầu thế kỷ XIX
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bên cạnh mối bang giao chính trị hòa hiếu, chúng ta còn được chứng kiến những bước phát triển đáng ghi nhận trong mối quan hệ kinh tế giữa 2 nước Việt – Trung xuyên suốt giai đoạn này. Trong số đó, quan hệ buôn bán trên biển luôn được xem là buôn bán chính ngạch và đóng vai trò quan trọng hơn cả. | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci. 2012 Vol. 57 No. 2 pp. 78-82 QUAN HỆ KINH TẾ TRÊN BIỂN GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX Nguyễn Thị Mỹ Hạnh Trường Đại học Sư phạm Hà Nội E-mail myhanhvnh@gmail.com Tóm tắt. Giai đoạn từ năm 1802 năm triều Nguyễn chính thức thành lập đến năm 1858 năm thực dân Pháp nổ sung xâm lược Việt Nam là giai đoạn mà mối quan hệ Việt Trung nằm trong số những thời kì hòa bình bang giao hảo thoại và đặc biệt mối quan hệ ấy chưa chịu ảnh hưởng trực tiếp của nhân tố thứ 3 thực dân Pháp như giai đoạn về sau. Do vậy bên cạnh mối bang giao chính trị hòa hiếu chúng ta còn được chứng kiến những bước phát triển đáng ghi nhận trong mối quan hệ kinh tế giữa 2 nước Việt Trung xuyên suốt giai đoạn này. Trong số đó quan hệ buôn bán trên biển luôn được xem là buôn bán chính ngạch và đóng vai trò quan trọng hơn cả. Từ khóa Quan hệ kinh tế biển Việt Nam Trung Quốc đầu thế kỉ XIX. 1. Mở đầu Chúng ta biết Việt Nam có lịch sử Nam tiến. Đó là điều không ai phủ nhận được. Mỗi giai đoạn Nam tiến đều tạo ra những bước đi mới của lịch sử dân tộc trên mọi phương diện. Nếu như trước thời Nguyễn đặc biệt từ trước thế kỷ XVII trung tâm chính trị kinh tế của đất nước ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ thì đến thời Nguyễn trung tâm chính trị và kinh tế của đất nước lại chính ở Trung Nam bộ. Theo đó buôn bán đối ngoại đường biển giữa Trung Quốc và Việt Nam lúc này chủ yếu được triển khai qua các bến cảng nằm ở miền Trung và miền Nam. Cụ thể là sự nổi lên của cảng Đà Nẵng thay chân cảng Hội An là sự xuất hiện và ngày càng nổi bật của 2 cảng mới được khai thác cảng Gia Định và Hà Tiên. 2. Nội dung nghiên cứu Quan hệ kinh tế trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc nửa đầu thế kỷ XIX với hoạt động mậu dịch trên biển diễn ra chủ yếu thông qua 3 con đường thứ nhất là con đường từ Liêm Châu Bắc Hải tỉnh Quảng Tây đến cảng Hải Phòng miền Bắc . Hành trình trên con đường này cần một đến 2 ngày. Thứ 2 là con đường từ Quảng Châu đến Đà Nẵng. Nếu xuôi gió chỉ cần đi trong 5 6 ngày