Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Chính sách thuế của Pháp tại Nam Kỳ vào nửa cuối thế kỉ XIX

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Bài nghiên cứu này nhằm làm rõ các loại thuế đã được chính quyền thuộc địa ban hành thông qua các nghị định như Nghị định ngày 10/01/1863, Nghị định ngày 30/01/1867, Nghị định ngày 08/5/1873, Nghị định ngày 16/9/1875, Nghị định 28/01/1890 | TẠP CHÍ KHOA HỌC HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH JOURNAL OF SCIENCE Tập 17 Số 10 2020 1856-1866 Vol. 17 No. 10 2020 1856-1866 ISSN 1859-3100 Website http journal.hcmue.edu.vn Bài báo nghiên cứu CHÍNH SÁCH THUẾ CỦA PHÁP TẠI NAM KỲ VÀO NỬA CUỐI THẾ KỈ XIX Lê Thị Tuyết Nhung1 Lê Văn Đạt2 Trường Tiểu học Phước Vân huyện Cần Đước tỉnh Long An Việt Nam 1 2 Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh Việt Nam Tác giả liên hệ Lê Thị Tuyết Nhung Email lenhungpv@gmail.com Ngày nhận bài 13-10-2019 ngày nhận bài sửa 11-3-2020 ngày duyệt đăng 22-10-2020 TÓM TẮT Ngay sau khi vừa chiếm xong vùng đất Nam Kỳ chính quyền Pháp đã tiến hành thu nhiều loại thuế tại đây. Nhiều loại thuế đã được đặt ra như thuế quan thuế muối thuế rượu thuế thuốc phiện thuế thân thuế ruộng đất thuế lao dịch. Một số loại thuế này đã có từ thời phong kiến nhà Nguyễn và được Pháp sửa đổi bổ sung thường xuyên. Số tiền thuế mà người dân Nam Kỳ phải nộp cho chính quyền thuộc địa thường tăng theo thời gian. Số tiền thuế này được chính quyền thuộc địa dùng để nuôi bộ máy cai trị xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc khai thác thuộc địa Kết quả nghiên cứu cho thấy chính sách thuế thời Pháp thuộc mang tính khoa học tính pháp lí cao nhưng đồng thời cũng mang tính tận thu khá triệt để. Chính sách thuế nặng nề thời kì này đã làm người dân Nam Kỳ bị bần cùng hóa và nó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến các cuộc đấu tranh của nhân dân Nam Kỳ chống lại sự cai trị của Pháp. Từ khóa chính sách thuế Nam Kỳ Pháp 1. Đặt vấn đề Tháng 02 1859 Pháp đánh chiếm Gia Định. Ngày 05 6 1862 nhà Nguyễn kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất nhường cho Pháp ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ. Đến ngày 15 3 1874 triều đình Huế kí tiếp hiệp ước Giáp Tuất chính thức xác nhận lục tỉnh Nam Kỳ là đất thuộc địa của Pháp. Từ đây Pháp bắt đầu quá trình thiết lập bộ máy cai trị ở Nam Kỳ. Trong quá trình xâm lược và đô hộ Nam Kỳ Pháp cần một khoản tiền lớn để chi trả tổn phí chiến tranh nuôi bộ máy cai trị