Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Chủ trương hội nhập quốc tế theo Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Bài viết trình bày chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng, Nhà nước ta qua các kỳ Đại hội; Những điểm mới trong chủ trương chủ động và tích cực hội nhập quốc tế của Đảng trong Nghị quyết Đại hội XI. | UED JOURNAL OF SOCIAL SCIENCES HUMANITIES AND EDUCATION VOL.1 NO.1 2011 CHỦ TRƯƠNG HỘI NHẬP QUỐC TẾ THEO NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG TOÀN QUỐC LẦN THỨ XI Vương Thị Bích Thủy TÓM TẮT Hội nhập kinh tế quốc tế là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta trong thời kỳ đổi mới. Chủ trương đó đã được đề cập đến trong nhiều nghị quyết quan trọng và được triển khai mạnh mẽ từ Đại hội IX đến nay. Qua các kỳ Đại hội Đảng chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế đã có những bước phát triển mới với những nội dung mới vừa đáp ứng đòi hỏi của tình hình trong nước vừa phù hợp với xu thế chung của thời đại. Đại hội XI của Đảng đã phát triển đường lối chính sách đối ngoại lên một tầm cao mới trong đó hội nhập quốc tế trở thành định hướng đối ngoại lớn. Với định hướng này tính chất và trình độ hội nhập quốc tế được nâng cao phạm vi hội nhập quốc tế được mở rộng. 1. Đặt vấn đề Sau 25 năm đổi mới thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ rộng mở đa phương hóa đa dạng hóa quan hệ quốc tế hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta đã không ngừng phát triển và từng bước được mở rộng. Dưới ánh sáng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI chủ trương hội nhập quốc tế của Việt Nam đã có những bước phát triển mới với những nội dung mới vừa đáp ứng đòi hỏi của tình hình trong nước vừa phù hợp với xu thế chung của thời đại. 2. Nội dung 2.1. Chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng Nhà nước ta qua các kỳ Đại hội Chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế đã được đề cập đến trong nhiều nghị quyết quan trọng của Đảng và Nhà nước ta. Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI 12 1986 trên cơ sở phân tích bối cảnh quốc tế và tình hình đất nước Đảng ta đã chủ trương phải biết kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong điều kiện mới. Đại hội VI đã đề ra yêu cầu mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế với các nước ngoài hệ thống xã hội chủ nghĩa với các nước công nghiệp phát triển các tổ chức quốc tế và tư nhân nước ngoài trên nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi. Tuy nhiên có thể khẳng định rằng bước khởi đầu cho .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN