Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Cảm hứng giễu nhại trong văn học Việt Nam sau 1975
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Cảm hứng giễu nhại trong văn học sau một thời gian dài vắng bóng đã trở lại trong các sáng tác nghệ thuật và có sức lan toả nhanh chóng, thu hút nhiều thế hệ nhà văn. Văn xuôi Việt Nam từ cuối thế kỷ XX đến những năm đầu của thế kỷ XXI đã và đang có những bước phát triển mạnh mẽ. | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci. 2012 Vol. 57 No. 6 pp. 80-84 CẢM HỨNG GIỄU NHẠI TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM SAU 1975 Nguyễn Thị Thu Hằng Phòng GD amp ĐT quận Cầu Giấy-Thành phố Hà Nội E-mail hangpgdcaugiay@gmail.com Tóm tắt. Cảm hứng giễu nhại trong văn học sau một thời gian dài vắng bóng đã trở lại trong các sáng tác nghệ thuật và có sức lan toả nhanh chóng thu hút nhiều thế hệ nhà văn. Văn xuôi Việt Nam từ cuối thế kỷ XX đến những năm đầu của thế kỷ XXI đã và đang có những bước phát triển mạnh mẽ. Bạn đọc có thể dễ dàng nhận thấy văn học đang thay đổi trên nhiều bình diện từ những nhận thức mới trong quan niệm của người sáng tác đến việc các tác phẩm văn học đã được công chúng tiếp nhận với một tinh thần mới. Trên cơ sở tinh thần dân chủ ý thức cá nhân văn học sau 1975 đã làm tái sinh tiếng cười trào lộng hài hước và đem đến cho nó những giá trị mới. Đặc biệt có thể nhận thấy rất rõ cái nhìn cuộc sống bằng cảm quan trào lộng đã làm nên một đặc điểm nổi bật của văn xuôi đương đại. Từ khóa Cảm hứng giễu nhại giễu nhại văn học sau 1975 tiếng cười và cái hài. 1. Mở đầu Cuộc sống con người vốn không thể vắng bóng tiếng cười và cái hài trở thành một phạm trù thẩm mỹ qua các thời đại. Tiếng cười sinh ra từ cái hài đã luôn luôn đem lại hiệu quả thẩm mỹ thoả mãn lòng yêu cái đẹp của con người . Nói về tiếng cười trong văn học ta có thể bắt gặp nhiều cách diễn đạt hài hước giễu nhại trào lộng trào phúng trào tiếu. Nói về mục đích của cái hài có thể thấy người ta thường dùng cái hài để mỉa mai hoặc châm biếm có khi để gây sự hài hước. Ở hài hước cái nghiêm túc được che dấu dưới mặt nạ cười cợt thường nghiêng về thái độ tích cực đùa cợt . Trong khi đó châm biếm là tiếng cười lột tẩy tố cáo đối tượng của nó là những thói hư tật xấu. Đã có nhiều công trình nghiên cứu văn học Việt Nam sau 1975 đề cập đến cái hài trong các tác phẩm với nhiều cách gọi khác nhau như cảm quan trào lộng giễu nhại trào tiếu giải thiêng. Cách gọi có thể khác nhau nhưng đều tập trung xoay quanh việc