Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Khảo sát hiệu ứng quang xúc tác của composite ZnO-CuO
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Trong báo cáo này, nanocomposite ZnO-CuO được chế tạo bằng phương pháp đồng kết tủa, mẫu chế tạo có tác dụng quang xúc tác tốt khi được chiếu xạ bằng đèn xenon. | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Interdisciplinary Sci. 2014 Vol. 59 No. 1A pp. 29-36 This paper is available online at http stdb.hnue.edu.vn KHẢO SÁT HIỆU ỨNG QUANG XÚC TÁC CỦA COMPOSITE ZnO-CuO Nguyễn Thị Hương Nguyễn Văn Hùng Nguyễn Đăng Phú Vũ Minh Nguyên và Đỗ Danh Bích Khoa Vật lí Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Cấu trúc tinh thể hình thái bề mặt và tính chất quang của vật liệu composite ZnO-CuO chế tạo bằng phương pháp đồng kết tủa đã được khảo sát bằng các phép đo nhiễu xạ tia X hiển vi điện tử quét hiệu ứng trường FESEM phổ hấp thụ. Các kết quả nhận được cho thấy vật liệu tổ hợp của hai pha ZnO và CuO đã được chế tạo. Hiệu ứng quang xúc tác của composite ZnO-CuO được tiến hành với dung dịch xanh metylen dưới bức xạ đèn Xe. Dung dịch Xanh metylen hoàn toàn mất màu sau 180 phút quang xúc tác. Vật liệu composite ZnO-CuO có nhiều triển vọng ứng dụng trong xử lí môi trường. Ảnh hưởng của độ pH trong dung dịch lên sự mất màu của Xanh metylen cũng được nghiên cứu để giải thích quá trình động học của mất màu Xanh metylen. Kết quả chỉ ra rằng độ pH là một hệ số then chốt làm mất màu Xanh metylen sau đó làm thay đổi mức độ axit của bề mặt chất xúc tác làm ảnh hưởng tới hoạt động quang xúc tác. Khi độ pH nhỏ hơn 3 phản ứng quang xúc tác hầu như không xảy ra. Độ pH tốt nhất cho phản ứng quang xúc tác là pH 11. Từ khóa Composite ZnO-CuO hiệu ứng quang xúc tác 1. Mở đầu ZnO là hợp chất bán dẫn thuộc nhóm AII BIV có độ rộng vùng cấm lớn cỡ 3.37 eV và là chất quang xúc tác mạnh có thể dùng để phân hủy các hợp chất hữu cơ độc hại và diệt khuẩn trong môi trường nước và không khí 1-3 . Nhưng việc ứng dụng ZnO trong xử lí môi trường còn hạn chế do khả năng quang xúc tác chỉ xảy ra dưới bức xạ tử ngoại 4 mà bức xạ này chỉ chiếm 5 trong bức xạ Mặt Trời. Đã có nhiều công trình nghiên cứu với mục đích tăng khả năng quang xúc tác của ZnO trong vùng ánh sáng khả kiến như thay đổi kích thước hạt tăng tỉ lệ số nguyên tử trên bề mặt hạt tổ hợp với bán dẫn khác để làm giảm độ rộng .