Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh - Huỳnh Minh Vũ
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh - Huỳnh Minh Vũ với các nội dung những vấn đề chung về phân tích hoạt động kinh tế trong doanh nghiệp; phân tích kết quả sản xuất; phân tích tình hình sử dụng các tiềm năng trong sản xuất; phân tích giá thành sản phẩm của doanh nghiệp; phân tích tình hình tiêu thụ và lợi nhuận; phân tích tình hình tài chính. | GIÁO TRÌNH PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Giảng viên Huỳnh Minh Vũ CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ TRONG DOANH NGHIỆP I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ 1. Khái niệm Phân tích hoạt động kinh tế là phân chia các sự vật - hiện tượng các quá trình các kết quả kinh doanh thành nhiều bộ phận cấu thành sử dụng các phương pháp liên hệ so sánh đối chiếu tổng hợp nhằm rút ra kết luận tìm tính quy luật xu hướng vận động phát triển của hiện tượng nghiên cứu. 2. Đối tượng Đối tượng của phân tích hoạt động kinh tế là quá trình và các kết quả thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh trong kỳ được thể hiện qua các báo cáo thực hiện trong từng giai đoạn tháng quý năm . 3. Nội dung - Phân tích các chỉ tiêu về kết quả hoạt động kinh doanh. - Nghiên cứu tìm hiểu mối quan hệ tương quan của các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của một chỉ tiêu kinh tế và mức độ giá trị của sự biến động đó. 4. Nhiệm vụ - Kiểm tra và đánh giá một cách toàn diện và thường xuyên kết quả hoạt động kinh doanh thông qua các chỉ tiêu kinh tế đã xây dựng. - Xác định các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích. - Khai thác mọi khả năng tiềm tàng phát huy ưu điểm khắc phục nhược điểm nâng cao hiệu quả kinh doanh. - Xây dựng phương án kinh doanh căn cứ vào mục tiêu đã định. - Đánh giá tình hình thực hiện các chế độ chính sách và luật pháp của nhà nước. II. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH 1. Phương pháp so sánh Có ba nguyên tắc 1 GIÁO TRÌNH PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Giảng viên Huỳnh Minh Vũ a Nguyên tắc 1 Lựa chọn tiêu chuẩn để so sánh Tiêu chuẩn để lựa chọn so sánh là chỉ tiêu của một kỳ được chọn làm căn cứ để so sánh được gọi là các gốc so sánh. Các gốc so sánh có thể là - Tài liệu các năm trước. - Các mục tiêu đã dự kiến kế hoạch dự toán định mức . - Các chỉ tiêu trung bình của ngành khu vực kinh doanh nhằm đánh giá vị trí của doanh nghiệp. b Nguyên tắc 2 Điều kiện so sánh được Các chỉ tiêu được sử dụng phải đồng nhất. - Về mặt thời