Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Để tránh hiểu lầm trong đàm phán quốc tế

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Trong đàm phán khó khăn lớn nhất chính là nhận thức khác biệt giữa hai người về quy trình đàm phán và hiểu lầm hành vi của đối tác. Vì vây, các bạn nên tham khảo tài liệu Để tránh hiểu lầm trong đàm phán quốc tế này để rút ra những kinh nghiệm cho mình trong các cuộc đàm phán quốc tế. | Để tránh hiểu lầm trong đàm phán quốc tế Mặc dù tiến bộ khoa học đã làm thế giới dường như nhỏ lại nhưng những cách biệt văn hóa sâu sắc giữa các dân tộc vẫn tồn tại. Đàm phán hợp đồng luôn là một công việc tế nhị đòi hỏi phải quyết tâm khéo léo và đàm phán quốc tế luôn là một thách thức. Henry sống tại Los Angeles và Hiroshi sống tại Tokyo. Cả hai đều có những sở thích cá nhân giống nhau nhưng khi cùng bàn bạc hợp tác kinh doanh thì những rào cản giữa họ xuất hiện và hợp đồng bị đổ bể. Trong đàm phán khó khăn lớn nhất chính là nhận thức khác biệt giữa hai người về quy trình đàm phán và hiểu lầm hành vi của đối tác. Về phía Henry để muốn nhanh chóng đạt được một thỏa thuận nên đẩy tốc độ cuộc đàm phán lên nhanh. Do vậy anh đưa ra những lý lẽ rất mạnh mẽ. Nhưng Henry không biết rằng Hiroshi coi đó là hành vi thiếu tôn trọng do vậy cuộc đàm phán bị thất bại. Sau đây là một số lời khuyên hữu ích cho các thương gia khi tham gia tiến hành đàm phán ký kết hợp đồng thương mại quốc tế. Tìm hiểu sự mong muốn của đối tác Cách thức ra quyết định cũng có thể khác nhau. Các giám đốc người Mỹ thường tự quyết định trong khi người Nhật lại có khuynh hướng ra quyết định theo sự nhất trí tập thể một thông lệ làm cuộc đàm phán mất nhiều thời gian hơn. Theo ông Mitsugu Iwashita - Giám đốc một trung tâm tư vấn kinh doanh của Nhật Bản thì người Mỹ rất linh hoạt trong đàm phán nhưng khi một Giám đốc Nhật Bản đã đưa ra quyết định thì ông ta sẽ cảm thấy xấu hổ khi phải thay đổi. Hiểu được điều này sẽ giúp bạn biết được phía đối tác ưu tiên những điều gì và giúp bạn thay đổi chiến lược cho phù hợp. Tạo ra điểm chung và chọn cách đàm phán Hãy tìm ra điểm gì đó chung giữa bạn và đối tác nước ngoài. Điều này có thể giúp bạn xử lý được vấn đề con người tránh động chạm tới lòng tự trọng giữ thể diện và những điều tương tự. Đây là một chiến lược hay bởi những vấn đề này có thể bất ngờ nảy sinh ngoài dự kiến. Bạn cần lựa chọn một trong hai kiểu đàm phán cổ điển là Cứng rắn hay mềm dẻo. Nhà đàm .