Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ CHỦ THỂ CỦA HỢP ĐỒNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Xuất phát từ bản chất kinh tế cũng như bản chất pháp lý của hoạt động nhượng quyền thương mại, hợp đồng nhượng quyền thương mại cũng giống như các loại hợp đồng thông thường khác, là sự thoả thuận của các bên trong quan hệ nhượng quyền thương mại về những vấn đề chính trong nội dung của quan hệ này. Đây chính là cơ sở phát sinh quyền, nghĩa vụ của các bên trong hoạt động nhượng quyền và cũng là cơ sở để giải quyết tranh chấp có thể sẽ phát sinh trong quá trình các bên thực hiện hợp. | Mặc dù Hiệp hội nhượng quyền thương mại của nước Đức đã đưa ra một khái niệm chính thức về hoạt động nhượng quyền thương mại , nhưng pháp luật thương mại của nước này lại không đề cập đến khái niệm hợp đồng nhượng quyền thương mại với tư cách là một loại hợp đồng đặc thù. Trong con mắt của người Đức, hợp đồng nhượng quyền thương mại chỉ là một loại hợp đồng hợp tác để phân phối sản phẩm. Tuy nhiên, do được nhìn nhận là một loại thoả thuận theo chiều dọc giữa các tác nhân kinh tế (giữa nhà sản xuất và người bán lẻ), hợp đồng nhượng quyền thương mại lại trở thành một đối tượng xem xét của pháp luật cạnh tranh[2]. Đối với nước Đức, hợp đồng nhượng quyền thương mại chỉ được nhận biết thông qua sự so sánh chúng với các hợp đồng phân phối hàng hoá, dịch vụ với các đặc tính: thứ nhất, trong hợp đồng nhượng quyền, quan hệ cung ứng hàng hoá, dịch vụ từ phía bên nhượng quyền cho bên nhận quyền không nhất thiết phải tồn tại với lý do bên nhận quyền có thể tự mình sản xuất ra sản phẩm; thứ hai, bên nhượng quyền trao toàn bộ “quyền thương mại” dưới một thể thống nhất cho bên nhận quyền; thứ ba, bên nhận quyền vẫn có tên thương mại của mình trong con mắt pháp luật, mặc dù dịch vụ hoặc hàng hoá mà bên này cung cấp trên thị trường lại không mang tên thương mại đã đăng ký với nhà nước.

TÀI LIỆU LIÊN QUAN