Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm chỉ đạo thực hiện dạy kỹ năng đọc thành tiếng cho học sinh dân tộc thiểu số trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Mục tiêu của sáng kiến kinh nghiệm này nhằm nêu được cách thức để người dạy thực hiện nhằm tháo gỡ được những khó khăn vướng mắc cho giáo viên trong hoạt động dạy học, cho việc tăng thời lượng dạy học và các biện pháp đồng bộ khác khuyến khích học sinh thực hiện tốt kỹ năng đọc của mình. | Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm chỉ đạo thực hiện dạy kỹ năng đọc thành tiếng cho học sinh dân tộc thiểu số trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng Kinh nghiệm chỉ đạo thực hiện dạy kỹ năng đọc thành tiếng cho học sinh dân tộc thiểu số trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KRÔNG ANA TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐINH TIÊN HOÀNG KINH NGHIỆM CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN DẠY KỸ NĂNG ĐỌC THÀNH TIẾNG CHO HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐINH TIÊN HOÀNG Thuộc bộ môn hoặc lĩnh vực Quản lý Họ và tên tác giả Hồ Thị Mỹ Hạnh Chức danh Hiệu trưởng Trình độ chuyên môn cao nhất Đại học Chuyên ngành đào tạo Giáo dục Tiểu học Hồ Thị Mỹ Hạnh trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng 1 Kinh nghiệm chỉ đạo thực hiện dạy kỹ năng đọc thành tiếng cho học sinh dân tộc thiểu số trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng I. Phần mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Đọc thành tiếng là một kỹ năng thiết yếu trong phân môn tập đọc. Đối với các trường chỉ dạy hoàn toàn học sinh người Kinh thì kỹ năng này hầu như không cần phải chú ý nhiều bởi đây là một kỹ năng hoàn toàn tự nhiên. Học sinh học phân môn Tập đọc ở trường tiểu học khi bắt đầu bước vào lớp Một trong khi các em đã có một số vốn từ ngữ tiếng Việt rất phong phú và khả năng đọc thành tiếng tương đối tốt. Vì thế việc dạy cho các em đọc thành tiếng vô cùng đơn giản. Nhưng đối với các em học sinh người dân tộc Êđê thì kỹ năng đọc thành tiếng là một kỹ năng quan trọng mà các cô phải là người vất vả rèn giũa từ lớp Một đến hết bậc Tiểu học. Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng hiện tại có 59 6 học sinh dân tộc thiểu số. Hầu hết học sinh dân tộc thiểu số ở đây là người dân tộc Êđê. Người Êđê ở buôn ÊCăm là dân gốc sống ở cao Nguyên từ lâu đời. Thế hệ ông bà các em nhiều người không biết tiếng Kinh thế hệ bố mẹ các em biết nói tiếng Kinh nhưng một số không biết đọc không biết viết. Vì thế vốn tiếng Việt của các em khi vào lớp Một rất hạn chế. Tiếng Việt vừa là môn học cơ bản vừa là môn học công cụ để học sinh chiếm lĩnh tri thức và kỹ năng của các bộ môn khác trong chương trình giáo dục. Tuy