Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Y học: Thực trạng chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ người dân tộc thiểu số và hiệu quả tăng cường hoạt động của cô đỡ thôn bản tại tỉnh Ninh Thuận
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Luận án mô tả thực trạng kiến thức và thực hành về chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ dân tộc thiểu số từ 15-49 tuổi tại 4 xã thuộc tỉnh Ninh Thuận năm 2013. Đánh giá hiệu quả can thiệp tăng cường vai trò và hoạt động chăm sóc sức khỏe sinh sản của cô đỡ thôn bản tại địa bàn nghiên cứu (2013-2016). | Tóm tắt luận án Tiến sĩ Y học Thực trạng chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ người dân tộc thiểu số và hiệu quả tăng cường hoạt động của cô đỡ thôn bản tại tỉnh Ninh Thuận ĐẶT VẤN ĐỀ Chăm sóc sức khỏe phụ nữ luôn được đặt ở vị trí ưu tiên trong các chiến lược chăm sóc sức khỏe cho toàn dân. Các can thiệp về chăm sóc sức khỏe phụ nữ đã được bao phủ trong các tỉnh thành trong cả nước. Sự khác biệt về tiếp cận dịch vụ theo vùng miền nhóm DTTS đang là thách thức lớn nhất trong việc bảo đảm công bằng trong chăm sóc y tế. Can thiệp giảm sự khác biệt giữa các vùng miền đặc biệt là giữa DTTS và người Kinh đang là một vấn đề trọng tâm của Chiến lược chăm sóc nâng cao sức khỏe bà mẹ đến năm 2020. Một số can thiệp phù hợp với các vùng khó khăn người DTTS sinh sông đã được áp dụng thành công. Cô đỡ thôn bản được lựa chọn từ cộng đồng dân tộc tại chỗ được đào tạo cả về kiến thức và thực hành để có thể chăm sóc bà mẹ khi có thai và sinh con đỡ đẻ an toàn phát hiện các tai biến ở bà mẹ và trẻ sơ sinh. Ninh Thuận là tỉnh có khá nhiều đồng bào DTTS đang sinh sống vùng khó khăn. Công tác CSSKSS cho bà mẹ trẻ em tại các xã vùng DTTS rất hạn chế tại các xã miền núi tỷ suất sinh thô còn khá cao tình trạng tảo hôn vẫn tồn tại và diễn ra tại vùng đồng bào DTTS. Đây chính là cơ sở để chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu Thực trạng chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ ngƣời DTTS và hiệu quả tăng cƣờng hoạt động của cô đỡ thôn bản tại tỉnh Ninh Thuận với hai mục tiêu 1. Mô tả thực trạng kiến thức và thực hành về CSSKSS của phụ nữ DTTS từ 15-49 tuổi tại 4 xã thuộc tỉnh Ninh Thuận năm 2013. 2. Đánh giá hiệu quả can thiệp tăng cường vai trò và hoạt động CSSKSS của CĐTB tại địa bàn nghiên cứu 2013-2016 . Bố cục của luận án Luận án gồm 112 trang không kể tài liệu tham khảo và phụ lục được chia thành các phần đặt vấn đề 2 trang tổng quan 30 trang 2 đối tượng và phương pháp nghiên cứu 20 trang kết quả nghiên cứu 29 trang bàn luận 28 trang kết luận 2 trang kiến nghị 1 trang. Luận án gồm 25 .