Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Định hướng xây dựng văn bản quản lý về an toàn hạt nhân: Kinh nghiệm quốc tế và đề xuất cho Việt Nam
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Cơ quan quản lý của UAE cũng ban hành các hướng dẫn về an toàn hạt nhân nhằm bổ trợ cho văn bản quy định bắt buộc. Các hướng dẫn về an toàn hạt nhân mô tả các tiêu chí, phương pháp mà cơ quan quản lý của UAE cho rằng đáp ứng các yêu cầu cụ thể trong các văn bản quy phạm pháp luật bắt buộc áp dụng. Tuy nhiên, các hướng dẫn về an toàn hạt nhân không phải là các văn bản bắt buộc áp dụng vì trường hợp người xin cấp phép đưa ra các phương pháp bảo đảm an toàn khác với các hướng dẫn của cơ quan quản lý của UAE nhưng đáp ứng các quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật thì vẫn được cơ quan quản lý chấp nhận. | Định hướng xây dựng văn bản quản lý về an toàn hạt nhân Kinh nghiệm quốc tế và đề xuất cho Việt Nam KINH NGHIỆM QUỐC TẾ ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG VĂN BẢN QUẢN LÝ VỀ AN TOÀN HẠT NHÂN KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ ĐỀ XUẤT CHO VIỆT NAM Nguyễn Thị Hồng Nhung Phòng Tiêu chuẩn Cục ATBXHN Kinh nghiệm quốc tế Theo hướng dẫn của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế IAEA sau khi quốc gia có chính sách phát triển điện hạt nhân và trước khi quyết định lựa chọn công nghệ lò phản ứng nào sẽ được sử dụng cho nhà máy điện hạt nhân NMĐHN cơ quan quản lý cần nhận thức được hai cách tiếp cận trong việc xây dựng cơ sở pháp lý cho quản lý an toàn hạt nhân. Cách thứ nhất là cách tiếp cận có tính mô tả prescriptive approach với một số lượng rất lớn các văn bản quản lý và cách thứ hai là cách tiếp cận định hướng kết quả outcome oriented approach . Mỗi cách tiếp cận có những ưu nhược điểm riêng và có những cách tiếp cận khác kết hợp đặc điểm của hai cách tiếp cận cơ bản. Đối với cách tiếp cận có tính mô tả ưu điểm là cơ quan quản lý có cơ sở rõ ràng để tiến hành thẩm định thanh tra an toàn trong khi bên đề nghị cấp phép cho NMĐHN bên đề nghị cấp phép được hướng dẫn cụ thể rõ ràng và hiểu đúng các yêu cầu mong muốn của cơ quan quản lý. Nhược điểm của cách tiếp cận này là cần rất nhiều thời gian công sức để hoàn thiện hệ thống pháp luật và thực tế gần như không có nước nào có thể hoàn toàn theo cách tiếp cận này. Đối với cách tiếp cận định hướng kết quả ưu điểm là không cần phải xây dựng nhiều văn bản quản lý vì chỉ cần đặt ra các yêu cầu nguyên tắc cơ bản về an toàn hạt nhân trong một vài văn bản trong đó có quy định bên đề nghị cấp phép được cấp phép đối với NMĐHN phải đảm bảo NMĐHN đạt được an toàn cao hoặc độ rủi ro thấp nhất có thể đạt được một cách hợp lý. Hạn chế của cách tiếp cận này là cơ quan quản lý sẽ cần có năng lực cao và tổ chức quản lý tốt để có thẩm định và thanh tra an toàn đối với NMĐHN. Thực tế có khá nhiều nước theo cách tiếp cận kết hợp các đặc điểm của hai cách tiếp cận cơ bản .