Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Cảm nhận về truyện ngắn Vi Hành của Nguyễn Ái Quốc

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Nguyễn Ái Quốc viết "Vi hành" vào đầu năm 1923 cùng với các tác phẩm khác như vở kịch Con rồng tre, truyện ngắn Lời than văn của bà Trưng Trắc, bài báo châm biếm Sở thích đặc biệt (tất cả được viết năm 1922) để lật tẩy âm mưu nổi trên. Nghĩa là vạch trần bản chất bù nhìn tay sai dơ dáy nhất của Khải Định, nhân tiện tố cáo luôn tính chất điêu trá, bịp bợm của những danh từ "văn minh, khai hoá" nơi cửa miệng của bọn thực dân ở thuộc địa. | Cảm nhận về truyện ngắn Vi Hành của Nguyễn Ái Quốc Đề bài: Cảm nhận về truyện ngắn Vi Hành của Nguyễn Ái Quốc Bài làm Muốn hiểu được giá trị của bất cứ tác phẩm văn học nào của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, trước hết phải nắm được quan điểm sáng tác của Người. Trước khi đặt bút viết, bao giờ Người cũng tự đặt cho mình câu hỏi: Viết cho ai? (đối tượng viết) và Viết để làm gì? (mục đích viết). Từ đó mới xác địn : Viết cái gì? (nội dung) và Viết thế nào? (hình thức). Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh từng nói, suốt đời tôi chỉ có một "ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ãn áo mặc, ai cũng được học hành. Vì thế, bất cứ một hoạt động nào của Người cũng đều là một hình thức của hoạt động cách mạng, hoạt động chính trị. Tất nhiên viết văn hay làm thơ cũng vậy, Người không bao giờ đặt mục đích văn chương lên trước hết. Cho nên khi Người tự hỏi: Viếi cho ai? Viết để làm gì? thì cần phải hiểu Người muốn nói: Đối tượng vận động chính trị là ai ? Mục đích vận động chính trị là gì? Đối với Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, quan điểm sáng tác này hết sức nhất quán, chi phối mọi tác phẩm của Người từ nội dung đến hình thức. Đến như một tập thơ viết cho chính mình để khuây khoả trong thời gian bị giam giữ trong nhà tù của chính quyền Quốc dân đảng Trung Quốc, Người cũng xác định rõ mục đích và đối tượng: Ngâm thơ ta vốn không ham, Nhưng vì trong ngục biết làm chi đây ; Ngày dài ngâm ngợi cho khuây, Vừa ngâm vừa đợi đến ngày tự do. (Mở đầu tập nhật kí) Vậy truyện "Vi hành" viết cho ai và viết để làm gì? Giữa năm 1922, thực dân Pháp đưa vua bù nhìn Khải Định sang Pháp dự cuộc đấu xảo thuộc địa (một thứ hội chợ, triển lãm các sản vật về kinh tế, văn hoá của các thuộc địa) ở Mác-xây. Âm mưu của chúng là để lừa gạt nhân dân Pháp, nhằm phục vụ cho việc khai thác thuộc địa của chúng: Vị quốc vương An Nam sang Pháp để tỏ thái độ hoàn toàn thần phục