Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Cảm nhận về đoạn trích "Lẽ ghét thương" của Nguyễn Đình Chiểu.

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Nguyễn Đình Chiểu là ngôi sao sáng trên bầu trời văn học trung đại Việt Nam. Đặc biệt vấn dề về đạo đức của con người được nhà thơ quan tâm và thế hiện ở nhiều góc độ. Và Lục Vàn Tiên là tác phẩm tiêu biểu cho vấn đề này. Đó là điều cốt lõi, là khát vọng xây dựng mối quan hệ bè bạn giữa người với người. Trong hệ thống nhân vật lí tưởng của tác phẩm, ông Quán là một nhân vật hấp dẫn. Đó là một nhà Nho ở ẩn, thực chất cũng chính là bản thân Đồ Chiểu tự bộc bạch tình cảm của mình trước sự đời. | Cảm nhận về đoạn trích "Lẽ ghét thương" của Nguyễn Đình Chiểu. Đề bài: Cảm nhận về đoạn trích "Lẽ ghét thương" của Nguyễn Đình Chiểu. Bài làm Nguyễn Đình Chiểu là ngôi sao sáng trên bầu trời văn học trung đại Việt Nam. Các sáng tác của ông đã thể hiện rõ quan điểm nghệ thuật: Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà Đặc biệt vấn dề về đạo đức của con người được nhà thơ quan tâm và thế hiện ở nhiều góc độ. Và Lục Vàn Tiên là tác phẩm tiêu biểu cho vấn đề này. Đó là điều cốt lõi, là khát vọng xây dựng mối quan hệ bè bạn giữa người với người. Trong hệ thống nhân vật lí tưởng của tác phẩm, ông Quán là một nhân vật hấp dẫn. Đó là một nhà Nho ở ẩn, thực chất cũng chính là bản thân Đồ Chiểu tự bộc bạch tình cảm của mình trước sự đời. Lục Vân Tiên không phải là tác phẩm đề cao trung, hiếu, tiết, hạnh mà là tác phẩm đề cao nhân nghĩa và phê phán tất cả những cái gì là bất nhân, bất nghĩa. Bao trùm tác phẩm là những tình cảm rất đẹp đẽ, hổn nhiên của những con người biết cứu giúp nhau trong hoạn nạn, yêu thương nhau lúc khó khăn, những con người sống chí tình chí nghĩa. Ngòi bút của nhà thơ bao giờ cùng sôi nổi, tràn đầy yêu thương. Viết Lục Vân Tiên ­ Nguyễn Đình Chiểu như có ý muốn nêu lên những tấm gương về luân lí đạo đức. Mà nói đến đạo đức phong kiến thì đều cơ bản là ái quốc. Trung quân là trung với nước, với lẽ phải, với lương tri con người. Đoạn trích Lẽ ghét thương trong Lục Vân Tiên gồm hai mươi sáu câu thơ lục bát, là lời của ông Quán. Trong lời ông Quán ta thấy rõ tư tưởng trung quân của Nguyễn Đình Chiểu trước hết không phải xuất phát từ vua mà từ dân, từ lợi ích của dân. Nhà thơ thấy chỉ có thể trung với những ông vua tốt, biết chăm lo cho dân, chứ đối với những tên vua xấu, vua ác làm hại dân, gây đau khổ cho dân thì ông lên án gay gắt. Bởi vậy cái ghét, tình thương của ông xuât phát từ một tấm lòng yêu thương sâu xa nồng thắm: .