Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu gạo của Việt Nam
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Nghiên cứu về năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu gạo của Việt Nam nhằm mục tiêu: (1) Đo lường năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu gạo của Việt Nam so với các nước hàng đầu trên thế giới về xuất khẩu gạo như Ấn Độ, Thái Lan, Mỹ và Pakistan từ năm 2009-2015; (2) Xác định nguyên nhân tác động đến năng lực cạnh tranh và (3) Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu gạo cho Việt Nam trong thời gian tới. Phương pháp nghiên cứu định lượng được thực hiện để lượng hóa năng lực cạnh tranh bằng chỉ số lợi thế so sánh hiện hữu (RCARevealed Comparative Advantage) của Balassa (1965), dữ liệu phục vụ cho tính toán được thu thập từ Trung tâm Thương mại Quốc tế. | Năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu gạo của Việt Nam Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 01 - 2017 NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM Võ Minh Sang và Võ Khắc Huy Khoa QTKD, Trường Đại học Tây Đô (Email: vmsang@tdu.edu.vn) Ngày nhận: 16/5/2017 Ngày phản biện: 30/5/2017 Ngày duyệt đăng: 22/6/2017 TÓM TẮT Nghiên cứu về năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu gạo của Việt Nam nhằm mục tiêu: (1) Đo lường năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu gạo của Việt Nam so với các nước hàng đầu trên thế giới về xuất khẩu gạo như Ấn Độ, Thái Lan, Mỹ và Pakistan từ năm 2009-2015; (2) Xác định nguyên nhân tác động đến năng lực cạnh tranh và (3) Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu gạo cho Việt Nam trong thời gian tới. Phương pháp nghiên cứu định lượng được thực hiện để lượng hóa năng lực cạnh tranh bằng chỉ số lợi thế so sánh hiện hữu (RCA- Revealed Comparative Advantage) của Balassa (1965), dữ liệu phục vụ cho tính toán được thu thập từ Trung tâm Thương mại Quốc tế. Kết quả nghiên cứu ghi nhận: (1) Từ năm 2009-2012, Việt Nam có năng lực cạnh tranh và có vị thế cao trong năng lực cạnh tranh so với Ấn Độ, Thái Lan, Mỹ và Pakistan. Nhưng từ năm 2013-2015, Việt Nam không còn năng lực cạnh tranh và vị thế cạnh tranh thấp nhất từ năm 2014-2015 so với các quốc gia trên trong xuất khẩu gạo; (2) “Giá rẻ” là yếu tố chủ đạo tạo nên năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu gạo của Việt Nam; (3) Nguyên nhân chính do “lạm phát cung”, liên tục gia tăng diện tích canh tác lúa, gia tăng sản lượng lúa sản xuất hàng năm, thừa về cung, áp lực phải tiêu thụ, nên phải giảm giá, giảm năng lực cạnh tranh. Giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu gạo: (i) Chủ động giảm diện tích canh tác lúa để điều tiết cung – cầu gạo xuất khẩu; (ii) Thực thi chính sách quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa lớn, tập trung, tăng cường áp dụng khoa học, kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất để nâng cao .