Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Bài học kinh nghiệm chính sách nông nghiệp nông thôn nông dân Trung Quốc và kiến nghị cho Việt Nam
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Chính sách này nhằm mục tiêu xây dựng chế độ lương hưu mới cho người nông dân, kết hợp giữa việc cá nhân đóng góp, tập thể và Chính phủ hỗ trợ. Chính phủ thực hiện sự kết hợp giữa tính toán chung của xã hội và tài khoản cá nhân, các giải pháp đồng bộ về chính sách an sinh xã hội như: cứu trợ xã hội, dưỡng lão gia đình, bảo hiểm đất đai v.v đảm bảo người già nông thôn có cuộc sống cơ bản. Năm 2009, thí điểm 10% huyện (thành phố, xã) của cả nước, sau đó dần dần mở rộng phạm vi thí điểm, trước năm 2020 cơ bản thực hiện trên phạm vi cả nước. | Bài học kinh nghiệm chính sách nông nghiệp nông thôn nông dân Trung Quốc và kiến nghị cho Việt Nam BẢN KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH SỐ 3 Bản kiến nghị chính sách số 3 Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHÍNH SÁCH NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN NÔNG DÂN TRUNG QUỐC VÀ KIẾN NGHỊ CHO VIỆT NAM Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT – Bộ NN&PTNT Ban biên tập: TS Đặng Kim Sơn Số 6 Nguyễn Công Trứ - Hai Bà Trưng – Hà Nội – www.ipsard.gov.vn Ths. Phạm Hoàng Ngân LỜI MỞ ĐẦU Quá trình Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đã đưa Trung Quốc vươn lên trở thành một trong những nền kinh tế hàng đầu thế giới, tuy nhiên cũng tạo ra nhiều biến đổi sâu sắc cho khu vực nông thôn, đặt ra nhiều vấn đề kinh tế - xã hội phức tạp. Sau 30 năm cải cách nông nghiệp, bắt đầu từ đầu thập niên 80 của thế kỷ trước, nông thôn Trung Quốc chứng kiến một sự phát triển mạnh mẽ, cùng các biến đổi về cơ cấu xã hội, kinh tế, việc làm, đặc biệt với việc thiết lập hệ thống khoán tới hộ gia đình. Khoa học kỹ thuật được ứng dụng vào nông nghiệp, đẩy mạnh quá trình cơ giới hóa trong nông nghiệp và nâng cao năng suất cây trồng. Sự phát triển của các nhà máy, các khu công nghiệp và tốc độ đô thị hóa chóng mặt đã làm thu hẹp đáng kể diện tích đất nông nghiệp. Làn sóng di cư vào các đô thị kiếm sống đã gây ra sự xáo trộn xã hội, làm nảy sinh nhiều vấn đề nhức nhối. Người nông dân mất đất, không được đào tạo nghề, dường như đã đứng ngoài, không được hưởng lợi từ quá trình phát triển kinh tế của Trung Quốc. Bối cảnh chung kinh tế - xã hội cho thấy nông thôn Trung Quốc đang đối diện hai vấn đề lớn: Đó là khuynh hướng giãn rộng trong khoảng cách thu nhập và tính phức tạp gia tăng trong quản lý xã hội. Mặc dù các tiến bộ quan trọng đã đạt được ở các khu vực nông thôn, hiện đang xuất hiện tình trạng mất cân bằng rộng lớn trong phân phối lợi ích. Bất bình đẳng xã hội ở nông thôn đã gia tăng một cách rõ rệt, đa số nông dân không gặp khó khăn trong quá