Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tiểu luận "Vùng kinh tế Tây Nguyên"
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Vùng Tây Nguyên, một thời gọi là Cao nguyên Trung phần Việt Nam là khu vực cao nguyên bao gồm 5 tỉnh, xếp theo thứ tự vị trí địa lý từ bắc xuống nam gồm Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. | Tiểu luận "Vùng kinh tế Tây Nguyên" 1. Giới thiệu khái quát vùng Vùng Tây Nguyên, một thời gọi là Cao nguyên Trung phần Việt Nam là khu vực cao nguyên bao gồm 5 tỉnh, xếp theo thứ tự vị trí địa lý từ bắc xuống nam gồm Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Tây Nguyên là một tiểu vùng, cùng với vùng Duyên hải Nam Trung Bộ hợp thành vùng Nam Trung Bộ, thuộc Trung Bộ Việt Nam. Thời Việt Nam Cộng hòa, nơi đây được gọi là Cao nguyên Trung phần. Hiện nay đôi khi được gọi là Cao nguyên Trung Bộ. Trước đó, thời Bảo Đại làm Quốc trưởng, vùng đất này còn được hưởng quy chế riêng là vùng Hoàng triều Cương thổ. Theo Nguyễn Đình Tư trong bài Tây Nguyên xưa và nay, tạp chí Xưa và nay, số 61B, tháng 3 năm 1999, thì địa danh Tây Nguyên được biết đến từ năm 1960, khi công bố Hiến pháp 1959 của Việt Nam Cộng hòa, trong đó có điều khoản về các khu tự trị của các sắc tộc thiểu số và có nhắc đến Tây Nguyên. Trước đó, từ thời Pháp thuộc, vùng đất này chưa có tên gọi riêng mà chỉ là đơn vị hành chính trực thuộc Khâm sứ Trung Kỳ, nên có tên là vùng Cao nguyên Trung Kỳ. Ngoài ra, người Pháp còn gọi nơi này là Les Hauts Plateaux du Sud (Cao nguyên miền Nam). Thời nhà Nguyễn, vùng đất này được thuộc về châu Thượng Nguyên (bao gồm Thủy Xá, Hỏa Xá là vùng đất cư trú của người Êđê, Gia Rai, Ba Na và là một phần Tây Nguyên ngày nay) Sau khi Nhật đảo chính Pháp, chính phủ Trần Trọng Kim đã đổi tên đơn vị hành chính cấp Kỳ thành cấp Bộ. Từ đó vùng đất này được gọi là Cao nguyên Trung Bộ. Khi Quốc gia Việt Nam thành lập, Quốc trưởng Bảo Đại đã đổi tên đơn vị hành chính cấp Bộ thành cấp Phần. Riêng khu vực cao nguyên được tách ra và được hưởng quy chế hành chính đặc biệt có tên là Hoàng triều cương thổ. Tại vùng này thì Quốc trưởng Bảo Đại vẫn giữ vai trò là Hoàng đế. Đến năm 1955, chính phủ Ngô Đình Diệm chấm dứt chế độ Bảo đại và thành lập nền Đệ nhất Cộng hòa. Hoàng triều cương thổ lại được sát nhập vào Trung phần và được gọi là vùng Cao .