Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tỷ lệ sử dụng Natri Benzoat và Kali Sorbat trong sản phẩm bún ở các cơ sở sản xuất tại tỉnh Tây Ninh

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Bài viết xác định tỷ lệ sử dụng Natri benzoat và Kali sorbat đúng theo quy định trong sản phẩm bún tại các cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh Tây Ninh và mối liên quan giữa các đặc điểm của cơ sở sản xuất và sản phẩm bún có chứa Natri benzoat và Kali sorbat vượt tiêu chuẩn quy định. | Tỷ lệ sử dụng Natri Benzoat và Kali Sorbat trong sản phẩm bún ở các cơ sở sản xuất tại tỉnh Tây Ninh Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học TỶ LỆ SỬ DỤNG NATRI BENZOAT VÀ KALI SORBAT TRONG SẢN PHẨM BÚN Ở CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT TẠI TỈNH TÂY NINH Phan Văn Hiếu Thảo*, Phan Bích Hà**, Lê Vinh** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Natri benzoat (E 211) và Kali sorbat (E 202) là hai chất bảo quản thực phẩm được phép sử dụng hiện nay. Mặc dù đó là chất bảo quản thực phẩm nhưng để đảm bảo an toàn, các chất bảo quản này phải được dùng trong liều lượng cho phép. Tuy nhiên, vì mục đích lợi nhuận trong kinh doanh và thiếu hiểu biết về ATVSTP, các cơ sở sản xuất đã lạm dụng chất bảo quản nhằm kéo dài thời gian sử dụng cho sản phẩm. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm xác định tỷ lệ sử dụng Natri benzoat và Kali sorbat trong sản phẩm bún tại các cơ sở sản xuất ở tỉnh Tây Ninh. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ sử dụng Natri benzoat và Kali sorbat đúng theo quy định trong sản phẩm bún tại các cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh Tây Ninh và mối liên quan giữa các đặc điểm của cơ sở sản xuất và sản phẩm bún có chứa Natri benzoat và Kali sorbat vượt tiêu chuẩn quy định. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, thực hiện từ tháng 1 đến tháng 8 năm 2015. 71 mẫu bún từ 71 cơ sở sản xuất tại tỉnh Tây Ninh được kiểm nghiệm hàm lượng Natri benzoat và Kali sorbat bằng kỹ thuật sắc ký lỏng. Sử dụng bộ câu hỏi soạn sẵn phỏng vấn trực tiếp 71 người chủ cơ sở về kiến thức sử dụng chất bảo quản trong sản xuất bún. Kết quả: Tỷ lệ bún có chứa chất bảo quản trên địa bàn tỉnh là 23%. Chất bảo quản được sử dụng chủ yếu là Natri benzoat. Hàm lượng Natri benzoat trong bún dao động từ 50,9-1696,9 mg/kg. 7% mẫu bún có hàm lượng Natri benzoat cao hơn so với tiêu chuẩn quy định của Bộ Y tế. Địa điểm sản xuất, thâm niên hoạt động và diện tích cơ sở của cơ sở sản xuất có liên quan đến tỷ lệ sử dụng chất bảo quản. Có mối liên quan giữa diện tích cơ

TÀI LIỆU LIÊN QUAN