Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Chiến lược mở rộng thị trường và phát triển quốc tế

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Giá trị của học thuyết kinh nghiệm trong việc định giá trên thực tế là rất sâu sắc. Theo đó, giá xuất khẩu càng thấp thì sự xâm nhập của công ty vào thị trường ngoại quốc càng nhanh hơn và làm cho các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn không còn chỗ đứng trên thị trường. Cùng lúc đó nếu một nhà sản xuất chiếm ưu thế sẽ thu được lợi nhuận từ một thị phần lớn tại thị trường trong nước bằng cách duy trì một tỷ suất lợi nhuận tại mức có thể ổn định các thị phần ở các thị trường khác. Chiến lược tạo vị thế thị trường được thực hiện qua việc làm thất bại các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn cả trong và ngoài nước, song có cơ sở xuất phát từ thị trường trong nước. Điều này cho phép các công ty tài trợ vốn cho các hoạt động phát triển của mình ở nước ngoài từ các nguồn thu tại thị trường trong nước. | Chiến lược mở rộng thị trường và phát triển quốc tế CHIẾN LƯỢC MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN QUỐC TẾ Các dạng chiến lược mở rộng thị trường theo các nước và các đoạn thị trường Đây là chiến lược mở rộng thị trường quốc tế của công ty dựa vào 2 “trục” phát triển là thị trường ­ nước và đoạn thị trường trong mối quan hệ với số lượng sản phẩm. Chính từ đó, sự kết hợp giữa hai khả năng này đã đưa ra 4 sự lựa chọn chiến lược cho các công ty. Bốn chiến lược đó có thể được tập trung mô tả như sau: Chiến lược (1) tập trung vào một số ít sản phẩm trên một số ít thị trường. Đây là tình trạng điển hình cho việc khởi đầu hoạt động xuất khẩu của các công ty. Nó cho phép làm thích ứng các nguồn lực của công ty với nhu cầu đầu tư của thị trường. Trừ khi là các công ty lớn có nguồn tài lực mạnh mẽ, chiến lược này là phương tiện khả thi nhất để khởi đầu tham gia vào thị trường quốc tế. Chiến lược (2) tập trung vào một số nước và đa dạng hoá các đoạn, tức là tấn công vào nhiều đoạn thị trường của một số ít các nước. Đó là trường hợp của nhiều công ty châu Âu vẫn hoạt động ở châu Âu và tìm cách tăng trưởng thông qua việc phát triển trên các đoạn thị trường mới. Đó cũng là tiếp cận của một số công ty Mỹ quyết định đa dạng hoá ngay tại Mỹ hơn là trở thành công ty quốc tế với những sản phẩm hiện tại. Chiến lược (3), đa dạng hoá theo nước và tập trung trên một số đoạn thị trường, là chiến lược toàn cầu cổ điển của các công ty tìm kiếm sản phẩm cho toàn thế giới và hướng tới người tiêu dùng cuối cùng. Bằng cách bán cho khách hàng toàn cầu, công ty có thể đạt được một khối lượng bán cộng dồn nhiều hơn và mức chi phí thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Chiến lược này cũng có thể cho phép công ty đáp ứng được nhu cầu rất riêng biệt của một nhóm người tiêu dùng. Chiến lược (4), đa dạng hoá các nước các đoạn thị trường và các sản phẩm, là chiến .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN