Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Bình giảng về đoạn thơ sau trong bài Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên:
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Chế Lan Viên là nhà thơ lãng mạn nổi tiếng trong phong trào Thơ mới. Và ông đã từng mong có được một "tình cầu giá lạnh" để ẩn thân trốn tránh mọi đau khổ, thì sau cách mạng, trong sự đổi mới của đất nước, của nhân dân, nhà thơ đã làm một cuộc hóa thân kì diệu tìm về với nhân dân và cũng là với chính mình. Tiếng hát con tàu chính là tiếng thơ tiêu biểu cho sự đổi mới ấy của thơ Chế Lan Viên. Bài thơ là khúc ca say mê rạo rực và lãng mạn của một hồn thơ đang tìm đến "cánh đồng vui". Nó tiêu biểu cho phong cách thơ Chế Lan Viên vừa trữ tình, lãng mạn, vừa đậm chất triết lý, giàu chất trí tuệ. | Bình giảng về đoạn thơ sau trong bài Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên: Đề bài: Bình giảng đoạn thơ sau trong bài Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên: Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ. Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương Bài làm Chế Lan Viên là nhà thơ lãng mạn nổi tiếng trong phong trào Thơ mới. Nếu trước Cách mạng, tác giả đã từng viết: Với tôi tất cả đều vô nghĩa Tất cả không ngoài nghĩa khổ đau và ông đã từng mong có được một "tình cầu giá lạnh" để ẩn thân trốn tránh mọi đau khổ, thì sau cách mạng, trong sự đổi mới của đất nước, của nhân dân, nhà thơ đã làm một cuộc hóa thân kì diệu tìm về với nhân dân và cũng là với chính mình. Tiếng hát con tàu chính là tiếng thơ tiêu biểu cho sự đổi mới ấy của thơ Chế Lan Viên. Bài thơ là khúc ca say mê rạo rực và lãng mạn của một hồn thơ đang tìm đến "cánh đồng vui". Nó tiêu biểu cho phong cách thơ Chế Lan Viên vừa trữ tình, lãng mạn, vừa đậm chất triết lý, giàu chất trí tuệ. Trong khúc hát ấy, hay nhất, dễ thuộc, dễ nhớ nhất có lẽ là đoạn thơ: . Nhớ bản sương giăng nhớ đèo mây phủ Nơi nào qua lòng lại chẳng yêu thương? Khi ta ở chỉ là nơi đất ở Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn! Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng. Như xuân đến chim rừng lông trở biếc Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương. Bài thơ ra đời trong những năm tháng miền Bắc đang bắt tay vào xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đất nước đang rất cần những con người đi khai phá vùng đất mới xây dựng kinh tế. Các văn nghệ sĩ cũng đang tự vượt mình để đi tới "cánh đồng vui", nhằm góp sức xây dựng đất nước. Chế Lan Viên cũng vậy, ông đang cùng con tàu tâm hồn của mình tìm về với nhân dân, với cảnh vật Tây Bắc, với cuộc sống bình dị mà đầy ắp chất liệu và cảm hứng nuôi dưỡng thơ ông. Trên con tàu trong cuộc hành trình ấy, Chế .