Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
“Buôn bán gia súc” - sinh kế của người H’mông ở chợ vùng biên giới Việt Nam - Trung Quốc

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Đối với cư dân nông nghiệp, gia súc là không chỉ là phương tiện sản xuất nông nghiệp mà còn là giá trị tài sản rất lớn của mỗi hộ gia đình. Với người H’mông ở xã Cán Cấu, huyện Simacai, tỉnh Lào Cai, gia súc (nhất là con trâu) còn là hàng hóa, là vật để trao đổi, buôn bán với các tộc người trong vùng, các tộc người ở vùng xuôi và với các thương lái chuyên nghiệp từ các vùng miền trong cả nước tập trung tại chợ Cán Cấu. | “Buôn bán gia súc” - sinh kế của người H’mông ở chợ vùng biên giới Việt Nam - Trung Quốc 160 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI “BUÔN BÁN GIA SÚC” - SINH KẾ CỦA NGƯỜI H’MÔNG Ở CHỢ VÙNG BIÊN GIỚI VIỆT NAM - TRUNG QUỐC Tạ Thị Tâm Viện Dân tộc học Tóm tắt: Đối với cư dân nông nghiệp, gia súc là không chỉ là phương tiện sản xuất nông nghiệp mà còn là giá trị tài sản rất lớn của mỗi hộ gia đình. Với người H’mông ở xã Cán Cấu, huyện Simacai, tỉnh Lào Cai, gia súc (nhất là con trâu) còn là hàng hoá, là vật để trao đổi, buôn bán với các tộc người trong vùng, các tộc người ở vùng xuôi và với các thương lái chuyên nghiệp từ các vùng miền trong cả nước tập trung tại chợ Cán Cấu. Hoạt động buôn bán gia súc có từ rất sớm trong lịch sử ở xã Cán Cấu. Đến nay, hoạt động này trở thành hình thức sinh kế chính trong đời sống kinh tế của tộc người H’mông ở vùng biên giới này. Và hoạt động buôn bán này không chỉ diễn ra trong vùng, trong nội bộ tộc người mà diễn ra rất sôi động giữa thương lái người Hmông với cả các thương lái Trung Quốc tại vùng biên giới Việt - Trung. Từ khoá: buôn bán, gia súc, buôn trâu, người H’mông, chợ vùng biên giới Nhận bài ngày 12.7.2018; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày 10.8.2018 Liên hệ tác giả: Tạ Thị Tâm; Email: tam110986@gmail.com 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Các chợ gia súc được hình thành ở vùng biên giới Việt Nam - Trung Quốc từ rất sớm. Với địa hình canh tác ở vùng núi cao thì trâu đóng vai trò quan trọng trong hoạt động nông nghiệp. Chính vì vậy, sự xuất hiện của các chợ gia súc ở vùng biên này không chỉ giúp cho các tộc người trong vùng tăng khả năng lựa chọn và trao đổi trong hoạt động canh tác nông nghiệp tại vùng cao này. Ngoài ra, các chợ gia súc ở vùng biên này còn tạo ra cơ hội trao đổi xuyên biên giới. Việc buôn bán trâu đã trở thành một sinh kế quan trọng của các thương lái trong vùng và các vùng lân cận. Các trao đổi này có vai trò hết sức quan trọng đối với sự bền vững của sinh kế .