Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Ly hôn có yếu tố nước ngoài
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Cũng giống như mọi vấn đề liên quan đến quy chế nhân thân, vấn đề ly hôn có yếu tố nước ngoài bắt nguồn từ hiện tượng di dân. Vợ, chồng có thể là công dân của những nước khác nhau hoặc có thể có cùng quốc tịch nhưng cư trú tại những nước khác nhau; thậm chí, vợ chồng có thể không cùng quốc tịch và nơi cư trú: do người vợ hoặc người chồng đi lao động ở nước ngoài xa gia đình hoặc đơn giản là do hai người đã ly thân trên thực tế để chuẩn bị chính thức chấm dứt quan hệ hôn nhân. Nhìn từ góc độ xã hội học, có thể nhận thấy rằng hiện nay, ở nhiều nước, nguy cơ tan vỡ gia đình ngày một gia tăng do tác động của nhiều yếu tố khác nhau: người phụ nữ ngày càng trở nên độc lập hơn; tuổi thọ của con người được nâng cao; quan niệm truyền thống về ly hôn dần thay đổi: ly hôn không còn bị coi là một tội lỗi. | Ly hôn có yếu tố nước ngoài 62 Sáng ngày 26- 05- 2005 LY HÔN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI BERNARD AUDIT Giáo sư, Chủ nhiệm Bộ môn Tư pháp quốc tế Trường Đại học Paris II (Panthéon-Assas), Pháp Cũng giống như mọi vấn đề liên quan đến quy chế nhân thân, vấn đề ly hôn có yếu tố nước ngoài bắt nguồn từ hiện tượng di dân. Vợ, chồng có thể là công dân của những nước khác nhau hoặc có thể có cùng quốc tịch nhưng cư trú tại những nước khác nhau; thậm chí, vợ chồng có thể không cùng quốc tịch và nơi cư trú: do người vợ hoặc người chồng đi lao động ở nước ngoài xa gia đình hoặc đơn giản là do hai người đã ly thân trên thực tế để chuẩn bị chính thức chấm dứt quan hệ hôn nhân. Nhìn từ góc độ xã hội học, có thể nhận thấy rằng hiện nay, ở nhiều nước, nguy cơ tan vỡ gia đình ngày một gia tăng do tác động của nhiều yếu tố khác nhau: người phụ nữ ngày càng trở nên độc lập hơn; tuổi thọ của con người được nâng cao; quan niệm truyền thống về ly hôn dần thay đổi: ly hôn không còn bị coi là một tội lỗi. Do mỗi quốc gia có một cách nhìn nhận khác nhau về hôn nhân, dẫn đến sự khác biệt trong quy định của nội luật nên ly hôn có yếu tố nước ngoài thực sự đặt ra vấn đề xung đột pháp luật. Thực vậy, chỉ liên quan đến các trường hợp ly hôn, chúng ta cũng có thể nhận thấy rất nhiều quan điểm khác nhau về căn cứ ly hôn: từ quan điểm chặt chẽ về ly hôn do có yếu tố lỗi của vợ hoặc chồng cho đến quan điểm thoáng hơn về ly hôn do ly thân từ hai năm trở lên và cuối cùng là quan điểm cởi mở hơn nữa với trường hợp thuận tình ly hôn và chấm dứt chung sống (trường hợp này mới phát triển tại Pháp). Sự đa dạng về quan điểm đối với vấn đề ly hôn đồng thời cũng tác động nhất định đến những quy định về thủ tục ly hôn, vốn có quan hệ chặt chẽ với vấn đề nội dung. Hiện nay, nhiều quốc gia đã chuyển từ quan điểm thứ nhất (ly hôn do lỗi) sang quan điểm thứ ba (thuận tình ly hôn). Ngày nay, những khác biệt giữa các nước trong vấn đề ly hôn đã có xu hướng giảm bớt. Những