Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Hóa học 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Hòa Nam
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Hóa học 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Hòa Nam tổng hợp toàn bộ kiến thức trọng tâm môn Hóa học lớp 8 trong học kì 2, giúp các em học sinh có tài liệu tham khảo, ôn thi sao cho hiệu quả nhất. Việc sử dụng đề cương ôn tập học kỳ 2 môn Hóa học sẽ giúp các em tiết kiệm đáng kể thời gian soạn thảo tài liệu. | Đề cương ôn tập học kì 2 môn Hóa học 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Hòa Nam ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II – MÔN HÓA HỌC 8 A/ TÓM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢN: CHƯƠNG IV: OXI – KHÔNG KHÍ I/ TÍNH CHẤT CỦA OXI: 1/ Tính chất vật lý: Oxi là chất khí, không màu, không mùi, ít tan trong nước, nặng hơn không khí. Oxi hóa lỏng ở 183 0C . Oxi lỏng có màu xanh nhạt. 2/ Tính chất hóa học: Khí oxi là 1 đơn chất phi kim rất hoạt động, đặc biệt ở nhiệt độ cao, dễ dàng tham gia phản ứng hóa học với nhiều phi kim, nhiều kim loại và hợp chất. Trong các hợp chất hóa học, nguyên tố oxi có hóa trị II. 0 0 Ví dụ: S(r) +O 2(k) t SO 2(k) 4P(r) +5O 2(k) t 2P2O5(r) 0 0 3Fe(r) +2O 2(k) t Fe3O 4(r) CH 4(k) + 2O 2(k) t CO 2(k) + 2H 2O II/ S Ự OXI HÓA – PHẢ N ỨNG HOÁ HỢP ỨNG DỤNG CỦA OXI: 1. Sự tác dụng của oxi với 1 chất là sự oxi hóa 2. Phản ứng hoá hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có 1 chất mới (sản phẩm) được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu. 0 Ví dụ: CaO+H 2O Ca(OH) 2 Mg+S t MgS 3.Ứng dụng của oxi: Khí oxi cần cho sự hô hấp của người và động vật, cần để đốt nhiên liệu trong đời sống và sản xuất. III/ OXIT: 1.Định nghĩa oxit: Oxit là hợp chất của 2 nguyên tố, trong đó có 1 nguyên tố là oxi Vd: K2O, Fe2O3, SO3, CO2 . 2.Công thức dạng chung của oxit MxOy M: kí hiệu một nguyên tố khác (có hóa trị n) Công thức MxOy theo đúng quy tắc về hóa trị. n.x = II.y 3. Phân loại: Gồm 2 loại chính: oxit axit và oxit bazơ Vd: Oxit axit: CO2, SO3, P2O5 . Oxit bazơ: K2O,CaO, ZnO 4. Cách gọi tên oxit : a. Oxit bazơ: Tên oxit = tên kim loại(kèm theo hóa trị) + oxit. VD: K2O: kali oxit CuO: đồng (II) oxit b. Oxit axit Tên oxit = tên phi kim (kèm tiền tố chỉ số nguyên tử phi kim) + oxit (kèm tiền tố chỉ số nguyên tử oxi) .