Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Đề cương ôn tập kiểm tra học kì 1 môn Lịch sử 9 năm 2018-2019 - Phòng GD&ĐT Quận 1
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Đề cương ôn tập kiểm tra học kì 1 môn Lịch sử 9 năm 2018-2019 - Phòng GD&ĐT Quận 1 được xây dựng với 2 phần nội dung. Phần 1 là phần khái quát kiến thức trọng tâm của học kì 1, phần 2 là phần các câu hỏi thường gặp. . | Đề cương ôn tập kiểm tra học kì 1 môn Lịch sử 9 năm 2018-2019 - Phòng GD&ĐT Quận 1 PHÒNG GIÁO DỤC ĐT QUẬN I BỘ MÔN LỊCH SỬ ĐỀ CƯƠNG THAM KHẢO KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN LỊCH SỬ 9 - NH 2018-2019 I/ MĨ, NHẬT BẢN, TÂY ÂU TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY 1. Tình hình kinh tế nước Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. + Sau CTTG II, Mĩ vươn lên thành nước TB giàu mạnh nhất, đứng đầu hệ thống TBCN. Trong những năm 1945-1950, Mĩ chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp thế giới (56,4%), 3/4 trữ lượng vàng thế giới, là chủ nợ duy nhất. Mĩ có lực lượng quân sự mạnh nhất thế giới tư bản và độc quyền vũ khí nguyên tử. - Nguyên nhân: Không bị chiến tranh tàn phá, giàu tài nguyên, thừa hưởng các thành quả khoa học kĩ thuật thế giới, thu lợi nhuận từ việc buôn bán vũ khí cho các nước 2. Chính sách đối ngoại của Mĩ sau chiến tranh: - Nhằm mưu đồ thống trị thế giới, Mĩ đề ra “Chiến lược toàn cầu” với mục tiêu chống phá các nước XHCN, đẩy lùi phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, đàn áp phong trào công nhân và dân chủ,tiến hành viện trợ, khống chế các nước, thành lập các khối quân sự gây chiến tranh xâm lược,. 3. Tình hình Nhật Bản sau chiến tranh + Là nước bại trận, bị tàn phá nặng nề, xuất hiện nhiều khó khăn lớn + Dưới chế độ chiếm đóng của Mĩ, nhiều cuộc cải cách dân chủ đã được tiến hành như: ban hành Hiến pháp mới (1946), cải cách ruộng đất, xóa bỏ chủ nghĩa quân phiệt và trừng trị tội phạm chiến tranh, ban hành các quyền tự do dân chủ (Luật Công đoàn, nam nữ bình đẳng.). Những cải cách ấy đã trở thành nhân tố quan trọng giúp NB phát triển mạnh mẽ sau này. 4. Nhật Bản khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh: + Từ đầu những năm 50 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX, kinh tế Nhật Bản tăng trưởng mạnh mẽ, được coi là “sự phát triển thần kì”. Cùng với Mĩ và Tây Âu, Nhật Bản trở thành 1 trong 3 trung tâm kinh tế - tài chính trên thế giới. + Những nguyên nhân chính của sự phát triển đó là do: truyền thống văn hóa, giáo dục lâu đời