Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết giới thiệu kết quả đánh giá tính dễ bị tổn thương do BĐKH của sản xuất nông nghiệp ở xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Trong các hiện tượng của BĐKH đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp thì hạn hán gây ra tác động tổng hợp cao nhất; tiếp đến là mưa lớn và ngập lụt. | Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG DO BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP XÃ QUẢNG THÀNH, HUYỆN QUẢNG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN - HUẾ Lê Văn Thăng1 Trần Thị Kim Khánh2 Nguyễn Đình Huy3 TÓM TẮT Bài báo giới thiệu kết quả đánh giá tính dễ bị tổn thương do BĐKH của sản xuất nông nghiệp ở xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Trong các hiện tượng của BĐKH đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp thì hạn hán gây ra tác động tổng hợp cao nhất; tiếp đến là mưa lớn và ngập lụt. Hoạt động trồng trọt bị tác động nhiều nhất, xếp thứ hai là nuôi trồng thủy sản và đánh bắt thủy sản bị tác động ít nhất. Nuôi trồng thủy sản là hoạt động sản xuất có năng lực thích ứng cao nhất, hoạt động trồng trọt có năng lực thích ứng cao thứ 2, đánh bắt thủy sản có năng lực thích ứng thấp nhất. Từ khóa: Xã Quảng Thành, BĐKH, tác động, tổn thương. 1. Đặt vấn đề Huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế là địa phương thuộc vùng đồng bằng thấp trũng ven phá Tam Giang và hạ lưu của hệ thống sông Hương. Do vậy, đây là vùng chịu tác động nặng nề nhất của BĐKH với những biểu hiện thời tiết cực đoan đã và đang diễn ra. BĐKH đã gây hậu quả nghiêm trọng đến các bộ phận cộng đồng dân cư và biện pháp thích ứng dài hạn tốt nhất cho những cộng đồng chịu tổn thương là tăng cường khả năng sẵn sàng ứng phó với thiên tai và thúc đẩy việc phát triển sinh kế bền vững (Hình 1). 2. Phương pháp nghiên cứu 2.1. Phương pháp thu thập, tổng hợp tài liệu và khảo sát thực địa Phương pháp này được thực hiện trên cơ sở kế thừa, phân tích và tổng hợp các nguồn tài liệu, tư liệu, số liệu thông tin có liên quan một cách có chọn lọc, từ đó, đánh giá chúng theo yêu cầu và mục đích nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu thực địa nhằm lựa chọn được khu vực nghiên cứu .