Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Đình Tân Tịch - Một thiết chế văn hóa truyền thống luôn phát huy vai trò qua các thời kỳ lịch sử
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Đình làng là một thiết chế văn hóa truyền thống có vai trò quan trọng trong cộng đồng. Qua biến đổi của thời gian nhưng nhiều ngôi đình ở Đồng Tháp vẫn thể hiện được các chức năng, vai trò của mình trong xã hội đương đại. Bài viết trình bài về quá trình hình thành và phát triển của ngôi đình Tân Tịch, cũng như những đóng góp của ngôi đình này qua từng thời kỳ lịch sử của địa phương. | Đình Tân Tịch - Một thiết chế văn hóa truyền thống luôn phát huy vai trò qua các thời kỳ lịch sử KỶ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2019 ĐÌNH TÂN TỊCH - MỘT THIẾT CHẾ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG LUÔN PHÁT HUY VAI TRÒ QUA CÁC THỜI KỲ LỊCH SỬ SV: Lê Trường Giang, Lớp: ĐHQLVH17A GVHD: ThS. Đinh Văn Nhân Tóm tắt Đình làng là một thiết chế văn hóa truyền thống có vai trò quan trọng trong cộng đồng. Qua biến đổi của thời gian nhưng nhiều ngôi đình ở Đồng Tháp vẫn thể hiện được các chức năng, vai trò của mình trong xã hội đương đại. Bài viết trình bài về quá trình hình thành và phát triển của ngôi đình Tân Tịch, cũng như những đóng góp của ngôi đình này qua từng thời kỳ lịch sử của địa phương. Từ khóa: Đình Tân Tịch, đình làng, thiết chế văn hóa, lịch sử - văn hóa. 1. Đặt vấn đề Công cuộc khẩn hoang vùng đất Nam bộ nói chung và tỉnh Đồng Tháp nói riêng đã góp phần tích cực vào sự hình thành các di sản văn hóa vật chất, tinh thần cùng những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc được trao truyền qua nhiều thế hệ, mà ở đó đình làng là biểu tượng tiêu biểu nhất. Ngôi đình ra đời gắn liền với công cuộc khai hoang lập ấp, đồng thời nó còn là cơ sở vật chất đánh dấu thành tựu trong công cuộc mở cõi. Nhà văn Sơn Nam rất tinh tế khi cho rằng: “Xây dựng đình làng là nhu cầu tinh thần, có đình thì mới tạo được thế đứng, gắn bó vào cộng đồng dân tộc và càn khôn vũ trụ, bằng không thì chỉ là lục bình trôi sông, viên gạch rời rạc, một dạng lưu dân tập thể, mặc dầu làng lắm gạo nhiều tiền” [2, tr.26]. Đình là nơi sinh hoạt thể hiện rõ tính cộng đồng làng xã vì mọi sinh hoạt truyền thống của cộng đồng điều hầu như diễn ra nơi đây, nên đình làng có vai trò như một thiết chế văn hóa với những chức năng là: trung tâm hành chính, quyền lực của làng; trung tâm tín ngưỡng, tâm linh của làng; trung tâm văn hóa, vui chơi giải trí của làng [1, tr.95]. Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: “Thiết chế văn hóa là chỉnh thể văn hóa hội tụ .