Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Những biểu hiện của văn hóa bản địa trong lễ tang của tín đồ Công giáo người Việt di cư năm 1954 tại giáo xứ Lộc Hòa tỉnh Đồng Nai
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Sau Công đồng Vatican II, lễ tang của tín đồ người Việt ngoài những nghi thức Công giáo còn có những nghi thức theo truyền thống bản địa. Những nghi thức Công giáo chủ yếu diễn ra trong không gian nhà thờ và nghĩa trang. Nghi thức theo truyền thống người Việt chủ yếu diễn ra trong không gian gia đình. | Những biểu hiện của văn hóa bản địa trong lễ tang của tín đồ Công giáo người Việt di cư năm 1954 tại giáo xứ Lộc Hòa tỉnh Đồng Nai 62 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 3&4 - 2017 NGUYỄN KHÁNH DIỆP* NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA VĂN HÓA BẢN ĐỊA TRONG LỄ TANG CỦA TÍN ĐỒ CÔNG GIÁO NGƯỜI VIỆT DI CƯ NĂM 1954 TẠI GIÁO XỨ LỘC HÒA TỈNH ĐỒNG NAI Tóm tắt: Sau Công đồng Vatican II, lễ tang của tín đồ người Việt ngoài những nghi thức Công giáo còn có những nghi thức theo truyền thống bản địa. Những nghi thức Công giáo chủ yếu diễn ra trong không gian nhà thờ và nghĩa trang. Nghi thức theo truyền thống người Việt chủ yếu diễn ra trong không gian gia đình. Qua nghi thức tang lễ cho thấy, những nghi thức trong không gian nhà thờ, nghĩa trang theo quy định của hệ thống nghi lễ Rome nhưng vẫn chứa đựng những dấu ấn của văn hóa bản địa về những quan niệm, lối sống của người Việt. Những nghi thức diễn ra trong gia đình thể hiện đậm nét những ảnh hưởng của niềm tin dân gian cũng như những quan niệm về đạo hiếu liên quan đến người chết trong suy nghĩ và hành động của tín đồ. Từ đó cho thấy lễ tang là nơi thể hiện rõ nét những hình ảnh của văn hóa bản địa trong đời sống nghi lễ của tín đồ Công giáo người Việt. Từ khóa: Văn hóa bản địa, lễ tang Công giáo, người Việt, Lộc Hòa, Đồng Nai. 1. Đặt vấn đề Thuyết Đặc thù lịch sử của Franz Boas nhìn nhận văn hóa trong tính đặc thù, gắn với môi trường và lịch sử mà văn hóa đó tồn tại, quá trình hình thành và biến đổi của một nền văn hóa là vô cùng phức tạp, có con đường riêng không theo một khuôn mẫu lý thuyết chung1. Chúng tôi xem xét sự hình thành văn hóa của cộng đồng Công giáo Bắc di cư tại Nam Bộ cũng trong tính phức tạp của lịch sử và gắn với môi trường sinh sống của cộng đồng. Văn hóa của tín đồ Công giáo người Việt là sự hòa trộn của văn hóa Công giáo Phương Tây và văn hóa truyền thống người Việt, *Trường Đại học Khoa học Xã hội &Nhân văn, Tp. Hồ Chí Minh. Ngày nhận bài: 10/3/2017; .