Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay có nội dung trình bày mục đích tổng quát là nghiên cứu làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên các trường Đại học công lập. . | Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHẠM THỊ MINH THÙY QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI GIẢNG VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã ngành 9 38 01 02 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Hà Nội - 2020 Công trình được hoàn thành tại Học viện Khoa học xã hội Người hướng dẫn khoa học PGS.TS Lê Thị Hương Phản biện 1 GS.TS. Thái Vĩnh Thắng Phản biện 2 PGS.TS. Trương Hồng Hải Phản biện 3 PGS.TS. Vũ Trọng Hách Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại vào hồi . .giờ phút ngày tháng .năm . Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện Quốc gia Việt Nam hoặc Thư viện Khoa học Học viện Khoa học xã hội MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài QLNN đối với trường đại học công lập ĐHCL và giảng viên các trường ĐHCL đang là vấn đề thu hút được sự quan tâm của các nhà quản lý và toàn xã hội liên quan đến chất lượng đào tạo của các cơ sở GDĐH ở Việt Nam. Thời gian qua sự thay đổi của cơ chế QLNN trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường và hội nhập bên cạnh những kết quả đạt được thì còn nhiều bất cập hạn chế chưa thực sự phát huy được hết các nguồn lực của đội ngũ. Việc xây dựng phát triển đội ngũ giảng viên trong các trường đại học cần phải được thực hiện trên nền tảng pháp lý vững chắc thực sự phát huy được hiệu quả khi áp dụng. Tuy nhiên hiện nay tồn tại nhiều văn bản pháp luật do các cơ quan khác nhau ban hành tại nhiều thời điểm cùng điều chỉnh đối với giảng viên trong trường ĐHCL. Nhiều quy định còn cứng nhắc chậm được cụ thể hóa có những văn bản không phù hợp mẫu thuẫn với nhau. Dẫn đến nhiều khó khăn không chỉ đối với giảng viên khi tuân thủ thi hành sử dụng những quy định pháp luật liên quan mà còn đối với các cơ quan QLNN tổ chức cá nhân có thẩm quyền khi thực hiện pháp luật Bên cạnh đó việc quản lý sử dụng đánh giá giảng viên vẫn nặng về thủ tục hành chính chưa