Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Bài giảng Kinh tế vùng: Phần 2 - ĐH Phạm Văn Đồng
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
(NB) Nối tiếp nội dung phần 1 Bài giảng Kinh tế vùng: Phần 2 cung cấp tiếp những kiến thức về tổ chức lãnh thổ các ngành kinh tế ở Việt Nam, các vùng kinh tế ở Việt Nam gồm có Vùng trung du và miền núi phía Bắc, Vùng đồng bằng sông Hồng, Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, . | Bài giảng Kinh tế vùng Phần 2 - ĐH Phạm Văn Đồng CHƯƠNG 3 TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÁC NGÀNH KINH TẾ Ở VIỆT NAM 3.1. Ngành công nghiệp 3.1.1. Vị trí ngành sản xuất công nghiệp trong phát triển và phân bố sản xuất Công nghiệp là một ngành sản xuất vật chất quan trọng đặc trưng cho trình độ phát triển và vững mạnh của nền kinh tế quốc dân. Vai trò của công nghiệp đối với phát triển và phân bố sản xuất được thể hiện như sau Phát triển công nghiệp là con đường tất yếu và duy nhất để cải tạo và hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân làm cho các ngành kinh tế quốc dân được sản xuất tổ chức và quản lý theo phương pháp công nghiệp với hiệu quả cao. Phát triển và phân bố công nghiệp tác động mạnh mẽ và sâu sắc tới sự phân bố của các ngành sản xuất khác tới toàn bộ tổ chức lãnh thổ của một xã hội tới sinh thái môi trường. Các điểm công nghiệp các trung tâm công nghiệp được phân bố ở đâu thường làm biến đổi theo nó sự phân bố của nông nghiệp giao thông vận tải các ngành dịch vụ. hình thành ở đó những điểm dân cư lớn tập trung đẩy mạnh quá trình đô thị hoá làm thay đổi rõ rệt bộ mặt xã hội và môi trường thiên nhiên. Phát triển và phân bố công nghiệp sẽ tạo ra môi trường thuận lợi để đẩy mạnh cách mạng khoa học công nghệ và ứng dụng những thành tựu của nó vào phát triển nền kinh tế quốc dân. Phát triển và phân bố công nghiệp sẽ tạo ra môi trường thuận lợi để thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước mở rộng các quan hệ kinh tế- thương mại với nước ngoài. Phát triển và phân bố công nghiệp hợp lý còn góp phần nâng cao tiềm lực quốc phòng và khả năng phòng thủ đất nước. Phát triển và phân bố công nghiệp đúng đắn đem lại những hiệu quả to lớn cho toàn bộ xã hội ảnh hưởng tới sự hình thành các tổng thể sản xuất lãnh thổ của các vùng tới bộ mặt kinh tế-xã hội của đất nước. Ngược lại sai lầm trong phân bố công nghiệp sẽ gây những tác hại lâu dài không chỉ cho bản thân các xí nghiệp cho ngành công nghiệp mà còn tác hại tới các ngành sản xuất khác và đời sống nhân dân gây ô nhiễm và phá hoại môi .