Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam - Số 10B năm 2018

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam số 10B năm 2018 thông tin đến bạn đọc với một số bài viết như: Ảnh hưởng của thành phần nguyên liệu đến cấu trúc CeO2 dạng bông hoa chế tạo bằng phương pháp thuỷ nhiệt; Nghiên cứu xác định sự bổ cấp từ nước sông Hồng cho tầng chứa nước Pleistocen khu vực phía nam Hà Nội; Khảo sát một số đặc tính sinh học của chủng xạ khuẩn biển có khả năng kháng vi khuẩn gây bệnh. | Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam - Số 10B năm 2018 Khoa học Tự nhiên Ảnh hưởng của thành phần nguyên liệu đến cấu trúc CeO2 dạng bông hoa chế tạo bằng phương pháp thuỷ nhiệt Từ Hoàn Phúc, Lê Ngọc Diệp, Trần Minh Tuệ, Đào Trung Dũng, Đoàn Đức Chánh Tín*, Đặng Mậu Chiến Viện Công nghệ nano, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh Ngày nhận bài 15/5/2018; ngày chuyển phản biện 21/5/2018; ngày nhận phản biện 18/6/2018; ngày chấp nhận đăng 25/6/2018 Tóm tắt: Bông hoa Ce(OH)CO3 với cấu trúc ba chiều (3D) đã được chế tạo bằng phương pháp thủy nhiệt. Bông hoa chế tạo có các cánh hoa kích thước nano, lỗ rỗng sâu và thể tích lỗ rỗng lớn nên có diện tích bề mặt cao. Sau khi nung Ce(OH)CO3 ở 600ºC trong không khí trong 6 giờ thu được CeO2 (Ceria) có cấu trúc giống bông hoa. Bông hoa CeO2 có cấu trúc dạng cầu đường kính 2-8 micromet, bên trong là các mao quản với bề dày các vách 20-30 nm. Hình dạng, kích thước và sự phân bố của các mao quản có thể được điều khiển bằng cách thay đổi thành phần nguyên liệu. Vật liệu mới này có thể được sử dụng làm chất xúc tác dựa trên nền Ceria cho phản ứng reforming khí metan tạo thành nhiên liệu khí hydro cho pin nhiên liệu. Bài báo này trình bày ảnh hưởng của các thành phần nguyên liệu trong quá trình thủy nhiệt lên bông hoa tạo thành. Từ khóa: bông hoa CeO2, ceria, thủy nhiệt, xúc tác. Chỉ số phân loại: 1.4 Đặt vấn đề hoa Ce(OH)CO3 trong điều kiện thủy nhiệt với thành phần nguyên liệu như trên đã được nghiên cứu [4]. Kết quả chỉ Hiện nay, những nghiên cứu về xúc tác đi theo 2 hướng: ra rằng, ở điều kiện nhiệt độ và áp suất cao, đầu tiên acid (1) nghiên cứu nhằm giảm kích thước hạt xúc tác và (2) acrylic sẽ phản ứng với glucose và polyme hóa để tạo ra nghiên cứu vật liệu và cấu trúc của chất mang xúc tác nhằm những copolyme ghép [5, 6]. Sau đó những polyme này bị nâng cao tính bổ trợ xúc tác, góp phần giữ cho kích thước phân hủy trong môi trường kiềm