Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tư duy huyền thoại hóa cổ mẫu nước và lửa trong một số tiểu thuyết Việt Nam đương đại
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Đối với văn xuôi, tiểu thuyết được xem thể loại chủ đạo, có ưu thế trong việc phản ánh những vấn đề cơ bản của đời sống xã hội và số phận con người. Nằm trong dòng chảy của văn xuôi Việt Nam đương đại, tiểu thuyết từ sau 1986 đảm đương sứ mệnh quan trọng là đổi mới tư duy thể loại. | Tư duy huyền thoại hóa cổ mẫu nước và lửa trong một số tiểu thuyết Việt Nam đương đại TƯ DUY HUYỀN THOẠI HÓA CỔ MẪU NƯỚC VÀ LỬA TRONG MỘT SỐ TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI NGUYỄN THỊ ÁI THOA Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường Đại học Phú Yên Nghiên cứu sinh, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế Email: thoanguyenpy@yahoo.com.vn Tóm tắt: Đối với văn xuôi, tiểu thuyết được xem thể loại chủ đạo, có ưu thế trong việc phản ánh những vấn đề cơ bản của đời sống xã hội và số phận con người. Nằm trong dòng chảy của văn xuôi Việt Nam đương đại, tiểu thuyết từ sau 1986 đảm đương sứ mệnh quan trọng là đổi mới tư duy thể loại. Tiếp nhận từ lý thuyết phân tâm học của C. Jung, các nhà văn đã sử dụng cổ mẫu như một phương tiện nghệ thuật hữu hiệu để giúp cho người đọc tiếp cận hiện thực thêm phần sinh động và mới mẻ. Đặc biệt, thông qua tư duy huyền thoại hóa, các cổ mẫu hiện diện như những hình tượng nhân vật, những ký hiệu nghệ thuật đa nghĩa. Ở bài viết này, chúng tôi nghiên cứu tư duy huyền thoại hóa qua cổ mẫu nước và lửa trong một số tác phẩm tiểu thuyết Việt Nam từ sau 1986. Từ khóa: Tư duy huyền thoại hóa, tiểu thuyết Việt Nam, cổ mẫu, nước, lửa. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Thuật ngữ cổ mẫu (archétype) xuất phát từ ngành phân tâm học, cụ thể hơn là ngành tâm lý học phân tích do C.Jung – nhà tâm lý học người Thụy Sĩ khởi xướng. Theo C.Jung, về nguồn gốc xuất phát, cổ mẫu thoát thai từ vô thức tập thể - “nơi tàng trữ cô đọng lại những kinh nghiệm của cả loài người” [4, tr.95], xuất hiện từ thời kỳ hồng hoang của nhân loại. Về nội dung, cổ mẫu là “bản tổng kết đã được công thức hóa của khối kinh nghiệm điển hình to lớn của vô số các thế hệ tổ tiên, đó có thể nói là vết tích tâm lý của vô số cảm xúc cùng một kiểu” [9, tr.70], có giá trị bền vững, phổ quát. Theo C.Jung, “nguyên mẫu (cách gọi khác của cổ mẫu) hiện diện trong tất cả những truyện thần thoại, cổ tích và những sản phẩm tưởng tượng của con người” [5, tr.104]. ` Dựa .