Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Po Riyak - thần sóng: Lịch sử, truyền thuyết, tục thờ cúng

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Po Riyak là nhân vật lịch sử xuất hiện sau triều đại Po Rome của Champa (1627-1651). Truyền thuyết kể ông rời quê hương đến Mecca học bùa thiêng để trở về giúp dân lành. Do nóng lòng, ông quy hồi cố hương trước thời hạn nên bị vướng vào lời nguyền của thầy, chiếc thuyền ông bị sóng lớn đánh chìm. Sau đó ông phân thân làm hai, một trôi về Phan Rí – Bình Thuận, một giạt ra tận vùng biển Sơn Hải - Ninh Thuận. | Po Riyak - thần sóng: Lịch sử, truyền thuyết, tục thờ cúng Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 2 (128) . 2016 81 BIỂN, ĐẢO VIỆT NAM PO RIYAK - THẦN SÓNG: LỊCH SỬ, TRUYỀN THUYẾT VÀ TỤC THỜ CÚNG Inrasara* Hằng năm, sau lễ Rija Nưgar (Lễ Xứ Sở) diễn ra vào đầu năm lịch Chăm (tháng 4 Dương lịch), bà con Chăm ở các vùng thuộc hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận đều làm lễ thờ cúng Po Riyak, tức Thần Sóng [Biển]. Lễ thờ cúng Po Riyak là một mảnh văn hóa biển của người Chăm, mảnh rất quan trọng. Bởi non hai thế kỷ rưỡi, dấu ấn của nó chẳng những vẫn còn in đậm trong tâm thức cộng đồng, trong sinh hoạt văn hóa-tín ngưỡng Chăm, mà còn ảnh hưởng đến các cư dân trong khu vực, như qua tục thờ Cá Ông, hay thờ Ông Nam Hải của người Việt miền Trung chẳng hạn. Po Riyak là ai? Người có lịch sử hay chỉ là nhân vật huyền thoại? Hiện nay cộng đồng Chăm thờ phụng Po Riyak như thế nào? Người Việt nhận ảnh hưởng gì từ nhân vật huyền thoại hóa này? 1. Từ lịch sử đến truyền thuyết Truyền thuyết kể rằng, Po Riyak tên thật là Jataul Wa (hay Aih Wa), làng Ia Dak, nay thuộc khu vực Ma Lâm, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận. Ngài sinh ngày mồng 5, nhằm thứ Ba, tháng Tư lịch Chăm năm con Rồng.(1) Niên lịch xác định ngài xuất hiện sau triều đại Po Rome (1627-1651), lúc đó Phú Yên thuộc Champa đã mất vào tay Đại Việt. Điều này tương ứng với thực trạng xã hội được kể lại rất khái quát trong truyền thuyết (dalikal) và tụng ca (damnưy) về ngài. Truyện kể, Jataul Wa thuở bé thông minh, dĩnh ngộ, có đạo đức, nhưng ít chú tâm đến chuyện gia đình mà chỉ lo công tác xã hội. Lớn lên, thấy đất nước bị lâm nguy, dân lành đau khổ, người sang Mưkah (Mecca)(2) học bùa thiêng với quyết tâm sẽ trở về cứu nguy đất nước. Ở Mecca, ngài tâm sự hết với thầy hoài bão của mình và được thầy thương tình truyền dạy cho mọi bùa phép thần thông. Sau đó, mặc dù nhiều lần thầy can ngăn (vì gặp năm kỵ tuổi ngài), ngài vẫn lén thầy lên thuyền trở về quê hương. Gần đến bờ biển .