Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Mạng lưới xã hội và giải pháp hỗ trợ tăng cường mạng lưới xã hội đối với lao động Khmer nhập cư ở Bình Dương

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Mạng lưới xã hội chủ yếu của lao động Khmer nhập cư ở Bình Dương là hệ thống thân tộc và đồng hương, nhưng họ thường ít tham gia hoạt động của các tổ chức xã hội ở nơi làm việc và nơi tạm trú. Vì vậy, giải pháp hỗ trợ là cần phải có sự hiệp lực của các tổ chức chính thức và phi chính thức trong việc tăng cường mạng lưới xã hội đối với lao động Khmer nhập cư. | Mạng lưới xã hội và giải pháp hỗ trợ tăng cường mạng lưới xã hội đối với lao động Khmer nhập cư ở Bình Dương TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION TẠP CHÍ KHOA HỌC JOURNAL OF SCIENCE ISSN: KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN SOCIAL SCIENCES AND HUMANITIES 1859-3100 Tập 16, Số 5 (2019): 156-164 Vol. 16, No. 5 (2019): 156-164 Email: tapchikhoahoc@hcmue.edu.vn; Website: http://tckh.hcmue.edu.vn MẠNG LƯỚI XÃ HỘI VÀ GIẢI PHÁP HỖ TRỢ TĂNG CƯỜNG MẠNG LƯỚI XÃ HỘI ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG KHMER NHẬP CƯ Ở BÌNH DƯƠNG Lê Anh Vũ Trường Đại học Thủ Dầu Một Tác giả liên hệ: Lê Anh Vũ – Email: vula@tdmu.edu.vn Ngày nhận bài: 17-02-2019; ngày nhận bài sửa: 18-3-2018; ngày duyệt đăng: 10-4-2019 TÓM TẮT Mạng lưới xã hội chủ yếu của lao động Khmer nhập cư ở Bình Dương là hệ thống thân tộc và đồng hương, nhưng họ thường ít tham gia hoạt động của các tổ chức xã hội ở nơi làm việc và nơi tạm trú. Vì vậy, giải pháp hỗ trợ là cần phải có sự hiệp lực của các tổ chức chính thức và phi chính thức trong việc tăng cường mạng lưới xã hội đối với lao động Khmer nhập cư. Từ khóa: mạng lưới xã hội, hỗ trợ mạng lưới xã hội, lao động Khmer nhập cư, tỉnh Bình Dương. 1. Đặt vấn đề Khi nghiên cứu về lao động di cư Khmer, các tác giả đều đề cập tới vai trò quan trọng của mạng lưới đồng hương – thân tộc (Nguyễn Thị Hòa, 2009; Ngô Phương Lan, 2012; Ngô Thu Trang, 2016). Tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu bàn sâu về việc thiết lập và tăng cường sự tham gia của lao động Khmer nhập cư vào các tổ chức đoàn thể xã hội tại địa phương nơi tạm trú và nơi làm việc, trong khi sự tham gia này hết sức cần thiết và quan trọng không chỉ đối với người lao động Khmer nhập cư mà còn là nơi họ đến sinh sống và làm việc trong việc đảm bảo chính sách dân tộc, ổn định tình hình kinh tế – xã hội ở địa phương. Chính vì lẽ đó, nghiên cứu về mạng lưới xã hội và hỗ trợ tăng cường mạng lưới xã hội đối với lao động Khmer nhập cư ở Bình Dương là cần .