Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Nông nghiệp: Ảnh hưởng của phân bón đến độ phì nhiêu đất đỏ bazan và năng suất cà phê ở cao nguyên Di Linh, Lâm Đồng

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Mục đích nghiên cứu của luận án nhằm đánh giá tác động của phân hữu cơ, đạm và lân đến độ phì nhiêu của đất nâu đỏ bazan trồng cà phê vối tại vùng cao nguyên Di Linh, Lâm Đồng. Đánh giá tác động của phân hữu cơ, đạm và lân đến năng suất cà phê vối trên đất nâu đỏ bazan. | Tóm tắt Luận án tiến sĩ Nông nghiệp: Ảnh hưởng của phân bón đến độ phì nhiêu đất đỏ bazan và năng suất cà phê ở cao nguyên Di Linh, Lâm Đồng 1 MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Đất nâu đỏ phát triển trên đá bazan (Rhodic Ferralsols – FRr), là loại đất có độ phì nhiêu tự nhiên khá cao do có tầng canh tác dày, tơi xốp, hàm lượng chất hữu cơ, lân tổng số ở giàu, đạm tổng ở mức khá. Loại đất này rất thích hợp trồng nhóm cây lâu năm có giá trị kinh tế cao như cà phê, chè, hồ tiêu và cây ăn quả. Tỉnh Lâm Đồng, có 212.049 ha đất nâu đỏ bazan, phân bố chủ yếu ở cao nguyên Di Linh (182.818 ha). Tính đến năm 2015 toàn tỉnh Lâm Đồng có 157.307 ha cà phê, được trồng tập trung ở cao nguyên Di Linh với diện tích 140.482 ha (chiếm 89,3% diện tích cà phê của tỉnh) chủ yếu là cây cà phê vối (Coffea canephora Pierre). Năng suất cà phê vối của Việt Nam hơn 10 năm gần đây luôn đạt bình quân trên 2 tấn nhân/ha, thuộc loại cao nhất thế giới, có nhiều nơi điển hình đạt 5 – 6 tấn/ha, cá biệt có những hộ đạt 9 – 10 tấn/ha. Đóng góp vào kết quả trên gồm nhiều yếu tố kỹ thuật (giống, chăm sóc, tưới nước, bảo vệ thực vật), nhưng phân bón vẫn là một yếu tố chi phối mang tính quyết định. Cà phê là cây lâu năm trồng trên các vùng đất cao, do đó cùng với nhu cầu cao về dinh dưỡng N, P, K thì phân hữu cơ có vai trò rất quan trọng để tạo môi trường thâm canh ổn định và hiệu quả. Vì lý do đó, đã có nhiều nghiên cứu về tác động của phân vô cơ N, P, K và phân hữu cơ đến năng suất, chất lượng cà phê vối ở vùng Tây Nguyên. Tiêu biểu là các công trình nghiên cứu của Trương Hồng và Tôn Nữ Tuấn Nam, 1999; Y Kanin Hdơk, 2005; Trình Công Tư, 1996; Lê Hồng Lịch, 2000; Hồ Công Trực và Phạm Quang Hà, 2004, Nguyễn Văn Minh (2014), Nguyễn Văn Bộ (2016), Tuy vậy, các nghiên cứu này chủ yếu tập trung ở Đăk Lăk, Gia Lai, hơn nữa, đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào quan tâm 2 thấu đáo đến mối quan hệ giữa phân bón và độ phì nhiêu đất nâu đỏ bazan trồng cà .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN