Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Đã tìm ra chân dung vua Quang Trung

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Cho đến nay, chân dung của vua Quang Trung như thế nào vẫn còn là một câu hỏi. Tuy chính sử và ngoại sử nước ta cũng có những chi tiết đề cập đến dung mạo, hình dáng và y phục của ông nhưng quá mơ hồ và đáng tin đến mức nào thì vẫn không ai dám khẳng định. | Đã tìm ra chân dung vua Quang Trung Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 4 (138) . 2017 3 VĂN HÓA - LỊCH SỬ ĐÃ TÌM RA CHÂN DUNG VUA QUANG TRUNG ? Nguyễn Duy Chính* I. Hình ảnh vua Quang Trung theo sử cũ Cho đến gần đây, khuôn mặt vua Quang Trung như thế nào vẫn còn là một câu hỏi. Tuy chính sử và ngoại sử cũng có những chi tiết đề cập đến dung mạo, hình dáng và y phục của ông nhưng quá mơ hồ và đáng tin đến mức nào thì vẫn không ai dám khẳng định. Quốc Sử Quán triều Nguyễn trong Đại Nam chính biên liệt truyện, quyển XXX, Ngụy Tây, truyện Nguyễn Văn Huệ chép: “Nguyễn Văn Huệ là em của Nhạc, tiếng vang như chuông, mắt sáng như ánh điện, mưu lược thiện chiến, người người đều kinh sợ”.(1) Sách Tây Sơn thuật lược chép: “ Năm ấy Nguyễn Huệ mất, tóc của Huệ thì quăn, mặt thì đầy mụt, có một con mắt nhỏ, nhưng cái tròng rất lạ, ban đêm ngồi không có đèn, thì ánh sáng từ mắt soi sáng cả chiếu ”(2) Trong văn chương, các nhà nho Bắc Hà gọi ông là “cuồng Chiêm,(3) hắc tử”(4) với hàm ý khinh miệt, coi ông chỉ là một kẻ mọi rợ ở phương Nam. Nho sĩ cuối đời Lê cũng diễu cợt ông về nhân dáng, về giọng nói và cả cách xử thế. Tuy nhiên, những chi tiết này tuyệt nhiên không thể coi là tả chân dung mạo và con người Nguyễn Huệ. Về điêu khắc chúng ta thấy ông qua hình ảnh một pho tượng đi hài một chân trong, một chân ngoài ở một ngôi chùa tại Hà Nội. Nguyễn Phương viết: “ Đó là ảnh chụp một pho tượng ở chùa Bộc, tại Hà Nội. Đã lâu nhiều người cứ nghĩ rằng đó là một pho tượng Phật nhưng kỳ thực hình dung Quang Trung với tất cả thái độ ngang tàng của ông, ví dụ mình bận triều phục mà chân thì một trong hia một nằm ngoài. Đôi câu đối hai bên pho tượng vừa ngụ ý Quang Trung là anh hùng cái thế, vừa dùng danh nghĩa tôn giáo để gìn giữ cho pho tượng khỏi bị triều Nguyễn phá. Đôi câu đối đọc là: Động lý vô trần, đại địa sơn hà lưu đống vụ [vũ], Quang Trung hóa Phật, tiểu thiên thế giới chuyển phong vân.(5) * California, Hoa Kỳ. 4 Tạp