Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu thành phần loài nấm lớn thuộc ngành Myxomycota, Ascomycota, Basidiomycota ở núi Ngọc Linh, Tỉnh Quảng Nam

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Luận án được nghiên cứu với mục tiêu nhằm xây dựng bảng danh lục thành phần loài nấm lớn. Đánh giá tính đa dạng thành phần loài, giá trị tài nguyên của nấm lớn. Xây dựng khóa định loại ở mức độ ngành, lớp, bộ, họ, chi loài nấm. | Tóm tắt Luận án tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu thành phần loài nấm lớn thuộc ngành Myxomycota, Ascomycota, Basidiomycota ở núi Ngọc Linh, Tỉnh Quảng Nam BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ----------------------------- TRẦN THỊ PHÚ NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI NẤM LỚN THUỘC NGÀNH MYXOMYCOTA, ASCOMYCOTA, BASIDIOMYCOTA Ở NÚI NGỌC LINH, TỈNH QUẢNG NAM Chuyên ngành: Thực vật học Mã số: 9.42.01.11 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ THỰC VẬT HỌC Hà Nội - 2018 Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Người hướng dẫn khoa học 1: GS. TSKH TRỊNH TAM KIỆT Người hướng dẫn khoa học 2: PGS.TS NGUYỄN KHẮC KHÔI Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: . Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp Học viện, họp tại Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vào hồi giờ ’, ngày tháng năm 201 . Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Học viện Khoa học và Công nghệ - Thư viện Quốc gia Việt Nam 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận án Giới Nấm gồm các cơ thể dị dưỡng, có khoảng trên 100.000 loài đã mô tả (P.M. Kirk, 2008), tuy nhiên theo dự tính của Hawksworth (2001) số loài nấm có thể lên đến 1.500.000 loài. Nấm có ý nghĩa rất lớn trong thực tiễn, nhiều loài làm thức ăn như nấm rơm, mộc nhĩ, nấm bào ngư; làm dược liệu: nấm linh chi, vân chi, đông trùng hạ thảo được ứng dụng trong công nghệ dược phẩm. Trong khoa học nhiều loài (Lentinus tigrinus, Schizophyllum commune) là đối tượng để nghiên cứu sinh lí, sinh hóa và di truyền học. Bên cạnh đó có nhiều loài nấm gây hại cho cây trồng, vật nuôi; một số loài nấm độc gây hôn mê, tử vong cho con người. Những nghiên cứu về nấm lớn ở Trung bộ đã được đề cập đến như: Patouillard, N. (1923, 1928), Joly P. (1968), Ngô Anh (2003), Dörfelt, H., Trịnh Tam Kiệt, Berg, A. (2004), .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN