Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Luật tục và tri thức bản địa của người Tà Ôi đối với tài nguyên rừng

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Bài viết tìm hiểu về luật tục và tri thức bản địa của người Tà Ôi đối với tài nguyên rừng trên các khía cạnh: Quan niệm của người Tà Ôi về các loại rừng (rừng đầu nguồn, rừng thiêng, rừng ma, rừng khai thác sản xuất). Luật tục và tri thức bản địa của người Tà Ôi trong việc sở hữu, khai thác và bảo vệ tài nguyên rừng. | Luật tục và tri thức bản địa của người Tà Ôi đối với tài nguyên rừng 82 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 4 (130) . 2016 MÔI TRƯỜNG - SINH THÁI LUẬT TỤC VÀ TRI THỨC BẢN ĐỊA CỦA NGƯỜI TÀ ÔI ĐỐI VỚI TÀI NGUYÊN RỪNG Trần Nguyễn Khánh Phong* I. Đặt vấn đề Cộng đồng các dân tộc thiểu số Việt Nam nói chung và người Tà Ôi nói riêng đều có điểm chung là “Sống dựa vào rừng, gắn bó mật thiết với rừng không chỉ về mặt vật chất, mà còn cả những giá trị tinh thần, tâm linh”.(1) Theo quan niệm cổ truyền của người Tà Ôi thì tài nguyên rừng được chia làm 2 loại là rừng tâm linh và rừng khai thác sản xuất. Tất cả đều thuộc sự quản lý của cộng đồng, có nghĩa là thuộc sở hữu cộng đồng làng bản. Ở đó cá nhân với tư cách là thành viên của bản làng chỉ có quyền sử dụng khai thác ở một chừng mực nhất định đối với loại tài nguyên rừng được khai thác sản xuất và cấm tuyệt đối việc khai thác sản xuất đối với các loại rừng tâm linh. Rừng của người Tà Ôi có “ vị trí trung gian giữa miền Bắc và miền Nam, giữa nước ta với nước bạn Lào. Cái tính chất trung gian ấy thể hiện trong sự phân hóa đa dạng của các thành phần khác nhau của tự nhiên, từ thổ nhưỡng, thực vật, động vật đến khí hậu”.(2) Và rừng vùng người Tà Ôi cư trú có thêm đặc điểm nữa là “ thấy được những cảnh rừng mang tính chất nguyên thủy của Trường Sơn Bắc, những cánh rừng già thực sự hiểm trở và hoang vu đến mức nào”.(3) Chính vì những đặc điểm nổi bật đó mà từ lâu cộng đồng dân tộc Tà Ôi đã đặt ra những quy ước, luật tục liên quan đến việc sở hữu, khai thác và bảo vệ tài nguyên rừng. Đồng thời, người Tà Ôi cũng có những tri thức bản địa phong phú đã cùng với luật tục góp nên việc bảo vệ tài nguyên rừng của họ một cách bền vững. II. Luật tục và tri thức bản địa của người Tà Ôi đối với tài nguyên rừng 1. Các loại rừng trong đời sống của người Tà Ôi 1.1. Rừng tâm linh Theo quan niệm của các nhà nghiên cứu thì “Rừng tâm linh là kho dự trữ nguồn lương thực dồi dào (rừng đầu .