Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu biểu hiện gen GmCHI liên quan đến tổng hợp flavonoid và cảm ứng tạo rễ tơ ở cây Thổ nhân sâm (Talinum paniculatum)
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Mục đích nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu định danh các mẫu Thổ nhân sâm thu tại một số địa phương bằng phương pháp hình thái so sánh, kết hợp với nghiên cứu ứng dụng mã vạch DNA (trình tự vùng ITS; đoạn gen matK, rpoB, rpoC1). Nghiên cứu chuyển gen GmCHI và tạo dòng Thổ nhân sâm chuyển gen. Phân tích biểu hiện của protein tái tổ hợp CHI trong cây Thổ nhân sâm chuyển gen thế hệ T1. | Tóm tắt Luận án tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu biểu hiện gen GmCHI liên quan đến tổng hợp flavonoid và cảm ứng tạo rễ tơ ở cây Thổ nhân sâm (Talinum paniculatum) 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề ̉ Thô nhân sâm ( Talinum paniculatum) là loại cây thân thảo được biết đến với giá trị dược liệu cao. Các nghiên cứu về thành phần hóa học của cây Thổ nhân sâm cho thấy, trong lá và rễ có rất nhiều các hợp chất có hoạt tính dược học khác nhau như: alkaloid, flavonoid, saponin, tannin, phytosterol, phytol; trong đó các phytol chiếm tỷ lệ cao (69,32 %). Từ lâu, Thổ nhân sâm đã được sử dụng trong y học cổ truyền, đặc biệt là trong điều trị bệnh tiểu đường type 2, viêm da, rối loạn tiêu hóa, yếu sinh lý và rối loạn sinh sản. Galactogue trong lá có tác dụng chống viêm, kích thích tăng tiết sữa ở phụ nữ cho con bú và có khả năng chữa bệnh viêm loét. Rễ của cây Thổ nhân sâm được sử dụng để thúc đẩy khả năng sinh sản và chữa các bệnh phụ khoa như bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt. Steroid saponin trong rễ cây Thổ nhân sâm có tác dụng phòng và chữa bệnh xơ vỡ động mạch, đồng thời còn là nguyên liệu để tổng hợp nên hormone sinh dục. Flavonoid là một hợp chất có vai trò quan trọng đối với con người như có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ gan, kháng khuẩn, chống viêm, chống ung thư Tuy nhiên, chưa thấy nghiên cứu về thu nhận flavonoid ở cây Thổ nhân sâm vì hàm lượng flavonoid ở các loài thuộc chi Talinum, trong đó có cây Thổ nhân sâm rất thấp. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để nâng cao hàm lượng flavonoid ở các loài thuộc chi Talinum nói chung và cây Thổ nhân sâm (T. paniculatum) nói riêng để có thể sử dụng trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Cho đến nay, đã có một số cách tiếp cận chủ yếu được áp dụng đối với cây dược liệu để làm tăng hàm lượng flavonoid. Đó là sử dụng phương pháp chọn lọc từ quần thể hoặc lai hữu tính hay đột biến thực nghiệm, từ .