Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu mô hình ước tính sinh khối, trữ lượng các bon rừng ngập mặn trên cơ sở ứng dụng viễn thám và GIS tại tỉnh Cà Mau
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Luận án được nghiên cứu với mục tiêu nhằm cung cấp được cơ sở dữ liệu và mô hình ước tính sinh khối, tích luỹ các bon của rừng ngập mặn phục vụ công tác quản lý, phục hồi, duy trì và phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn. | Tóm tắt Luận án tiến sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu mô hình ước tính sinh khối, trữ lượng các bon rừng ngập mặn trên cơ sở ứng dụng viễn thám và GIS tại tỉnh Cà Mau BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP -------------------------- NGUYỄN THỊ HÀ NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH ƢỚC TÍNH SINH KHỐI, TRỮ LƢỢNG CÁC BON RỪNG NGẬP MẶN TRÊN CƠ SỞ ỨNG DỤNG VIỄN THÁM VÀ GIS TẠI TỈNH CÀ MAU TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÂM NGHIỆP Chuyên ngành: Lâm sinh Mã số: 62 62 02 05 Hà Nội, 2017 Luận án đƣợc hoàn thành tại: Trường Đại học Lâm nghiệp – Xuân Mai – Chương Mỹ - Hà Nội. Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. VIÊN NGỌC NAM 2. TS. LÂM ĐẠO NGUYÊN Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp cơ sở họp tại: Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam Vào hồi giờ, ngày tháng năm 2017. 1 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết Việc nghiên cứu sinh khối, các bon vẫn là một thử thách, đặc biệt là đối với những khu rừng đặc thù, khó tiếp cận trong đó có các khu rừng ngập mặn. Trong bản hướng dẫn về kiểm kê khí nhà kính quốc gia của IPPC (IPPC, 2006) [52] đã đề cập đến 2 cách là trực tiếp và gián tiếp để tính sinh khối trên mặt đất. Trong một hướng nghiên cứu khác có đề cập phương pháp tiếp cận dựa trên đo đếm thực địa, viễn thám và GIS (Lu, 2006)[63]. Kỹ thuật dựa trên dữ liệu vệ tinh thay thế với các phương pháp truyền thống bằng cách cung cấp thông tin không gian rõ ràng và hiệu quả về chi phí. Tại Việt Nam việc xác định sinh khối của HST rừng bằng phương pháp viễn thám đã có một số nghiên cứu và đem lại những kết quả nhất định, tuy nhiên đối với hệ sinh thái rừng ngập mặn những ứng dụng này còn rất hạn chế. Hơn nữa, độ chính xác khi xác định sinh khối rừng bằng dữ liệu viễn thám phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố ngoại cảnh. Do đó câu hỏi đặt ra là có mối tương quan cao giữa sinh khối và các bon của rừng với giá trị tán xạ, phản xạ trích xuất từ dữ liệu viễn thám quang học và radar hay không trong điều kiện rừng